Bướu lạc đà chứa nước hay mỡ?

buou lac da chua nuoc hay mo

Lạc đà với khả sống kì diệu

Bướu lạc đà chứa nước hay mỡ? Từ lâu chúng ta đã bị thu hút bởi khả năng sống trong môi trường khắc nghiệt của lạc đà. Nơi mà mùa hè nhiệt độ có thể lên tới 50 độ C, còn mùa đông có thể xuống dưới – 30 độ C.

buou lac da chua nuoc hay mo

Với thức ăn và nước uống khan hiếm, lạc đà có thể không ăn uống trong hơn 1 tuần. Bí mật của lạc đà được xem là nằm ở cái bướu của nó. Một con lạc đà khỏe mạnh có cái bước to và chắc, nó có thể nặng tới 30 kg. Nếu lạc đà không ăn uống 1 khoảng thời gian, bướu lạc đà sẽ mềm ra và rơi về một bên. Vì thế người ta thường nghĩ lạc đã trữ nước ở trong bướu

Bướu lạc đà mềm và rơi về một bên khi không ăn một thời gian

Trên thực tế có 2 loại lạc đà khác nhau: Lạc đà 1 bướu và lạc đà 2 bướu. Hầu như tất cả lạc đà hiện nay đều được thuần hóa từ một trong hai giống này. Lạc đà một bướu hoang đã gần như không còn tồn tại, chỉ còn một vài con trong vùng trung tâm sa mạc châu Á. Lạc đà là loài rất khỏe nhưng ngày nay trong tự nhiên chúng còn hiếm hơn cả loài gấu trúc khổng lồ

lac da mot buou va lac da hai buou
Lạc đà 1 bướu (bên trái) và lạc đà hai bướu (bên phải)

Phỏng đoán của người cổ đại về khả năng chứa nước của lạc đà

Người La Mã cổ đại là những người đầu tiên cho rằng có thể trong cơ thể lạc đà có nguồn nước tự nhiên. Sau đó, người ta cho rằng lạc đà có hai dạ dày: 1 để chứ thức ăn và 1 cho nước uống

Vào thế kỉ 18, nhà giải phẫu học nổi tiếng John Hunter quyết định giải phẫu một con lạc đà để làm sáng tỏ những phỏng đoán lúc bấy giờ. Ông phát hiện dạ dày của nó có 3 hoặc 4 phần giống như bò hay cừu. Nhưng một trong những phần đó có cấu trúc giống như túi, không giống như bất kì động vật có vú nào khác. John Hunter không biết cái túi dùng để làm gì. Những người đi sau ông phỏng đoán đó là những nơi chứa nước đặc biệt của lạc đà

da day cua lac da

Bướu lạc đà chứa nước hay mỡ?

Ngày nay ta biết điều đó là không đúng, mặc dù mục đích thật của những chiếc túi đó vẫn chưa tìm ra. Nhưng chắc chắn một điều là bướu lạc đà không chứa nước, nó chứa các mô mỡ. Đó là năng lượng dự trữ trong lúc khan hiếm thức ăn, và nó có thể nở ra đến mức có thể chiếm đến 80% tổng lượng mỡ trong cơ thể lạc đà. Điều đó có thể cho phép lạc đà có thể không ăn đến 2 tuần mà không chết

Theo VTV 

5 1 Bình chọn
Đánh giá bài viết
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo
guest

0 Góp ý
Những phản hồi nội tuyến
Xem tất cả comment