Các dạng lừa đảo thường gặp mà ai cũng từng thấy qua trên không gian mạng

ca dang lua dao thuong gap tren mang xa hoi internet

Không chỉ có ngoài đời thực, mà ở bất cứ không gian nào thì lừa đảo cũng có thể xuất hiện dưới mọi hình thức. Lừa đảo trên không gian mạng tuy đa phần ít gây hậu quả lớn nhưng chúng thường xuất hiện dưới tần số dày đặc và ít được xử lý. Hôm nay chúng mình cùng điểm danh các dạng lừa đảo thường gặp trên không gian mạng mà bất cứ ai cũng từng gặp một lần nhé.

1. Lừa đảo mời xem Clip nhạy cảm

de phong lua dao tren mang xa hoi

Chắc chắn rằng ai sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Zalo,… cũng từng thấy qua dạng lừa đảo này rồi, và đã không ít trường mất đi tài khoản của mình vì tò mò.

Dạng lừa đảo này thường dùng các nick clone chia sẻ các bài viết, hình ảnh nhạy cảm kèm theo link và lời mời gọi người dùng nhấp vào link để xem video clip, ảnh…Nếu người dùng nhấp vào link sẽ có một hộp thoại (giả dạng Facebook, Zalo) mở ra yêu cầu phải đăng nhập bằng thông tin tài khoản của mình để xem tiếp video. Nếu làm theo tài khoản của bạn sẽ bị chiếm đoạt và bán cho những người có nhu cầu mua nick clone để spam quảng cáo bán hàng, hoặc làm dịch vụ tăng lượt like, share, bình luận,…và cũng có thể tài khoản của bạn lại tiếp tục trở thành công cụ lừa đảo cho vòng đời tiếp theo.

cac dang lua dao thuong gap tren cac mang xa hoi

Dạng này rất dễ nhận biết và phòng tránh. Bài học là khi đăng nhập tài khoản của mình ở bất kì đâu phải chú ý đến tên miền của trang đăng nhập đó. Ví dụ khi đăng nhập Facebook thì trang đó phải có tên miền facebook.com hoặc www.facebook.com hoặc m.facebook.com

Để tài khoản Facebook an toàn hơn bạn có thể bật tính năng xác minh 2 yếu tố. Tính năng này giúp bảo vệ tài khoản của bạn kể cả khi bạn bị lộ mật khẩu. Đọc thêm: Bảo vệ tuyệt đối tài khoản Facebook bằng xác thực 2 yếu tố

2. Lừa đảo tặng vật phẩm trong Game

Đây là dạng lừa đảo thường gặp đối với các anh em game thủ. Dạng lừa đảo này có phần giống như phương thức lừa đảo ở trên. Chúng thường chia sẻ các link vào các hội nhóm của cộng đồng game thủ, mời gọi truy cập vào link để nhận miễn phí vật phẩm trong game, sau đó nó sẽ yêu cầu đăng nhập bằng tài khoản vào game để nhận phần thưởng. Nếu bạn làm theo sẽ bị mất tài khoản game.

3. Lừa đảo bán hàng – Dạng lừa đảo thường gặp trên mạng xã hội

Các đối tượng thường giả dạng các nhà bán hàng uy tín khác, sử dụng các video clip, hình ảnh của họ rồi reup để dẫn dụ người khác mua sản phẩm. Đến khi người mua nhận hàng thì mới phát hiện sản phẩm không đúng với quảng cáo. Để gia tăng niềm tin, bọn lừa đảo thậm chí còn reup video lại dưới dạng phát trực tiếp.

Dạng lừa đảo này không chỉ thường gặp trên các mạng xã hội mà còn gặp trên các trang thương mại điện tử lớn.

4. Lừa đảo cọc tiền

Dạng lừa đảo thường gặp này cũng gần giống như dạng trên. Bọn lừa đảo thường rao bán một sản phẩm nào đó với giá rẻ hấp dẫn. Khi có ý định mua bọn chúng sẽ yêu cầu cọc trước một khoản tiền để lấy niềm tin. Và tất nhiên nếu bạn làm theo thì chờ mãi mà chẳng thấy hàng tới tay…

Dạng lừa đảo này thường gặp ở các hội nhóm, group, hoặc Chợ tốt,…

5. Lừa đảo tuyển dụng việc nhẹ lương cao, làm online tại nhà

Dạng lừa đảo thường gặp này thật sự rất tinh vi và đánh trúng vào tâm lý của nhiều người. Thực sự như thầy Huấn dạy không làm mà đòi ăn thì chỉ có ăn…các bạn ạ, thậm chí chả được ăn mà còn phải mất tiền nữa cơ.

Những kẻ bất lương thường đăng bài tuyển dụng với nội dung như tuyển dụng nhân viên làm online tại nhà với mức lương khủng được tính bằng giờ, công việc chỉ đơn giản đến mức vô lý như như check đơn, đánh giá sản phẩm, xem video,…Điều này đã đánh vào tâm lý của những người muốn kiếm thêm thu nhập vào lúc rảnh rỗi như học sinh, sinh viên, bà mẹ bỉm sữa,…Một số khác thì lợi dụng hình ảnh giả dạng các công ty lớn để đăng bài tuyển dụng.

cac dang lua dao thuong gap tren mang xa hoi

Để gia tăng niềm tin bọn chúng tạo ra một quy trình ứng tuyển trông thật chuyên nghiệp, đầu tư cả hệ thống website, hướng dẫn chi tiết cách làm việc, tạo tài khoản nhận lương, thậm chí trả tiền lương liền qua hệ thống website của nó (tức nhiên là làm gì mà rút ra được).

Sau đó với một lý do nào đó nó yêu cầu bạn phải chuyển cho nó một khoản tiền thì bạn mới rút được lương của mình về tài khoản ngân hàng. Nếu bạn tin tưởng mà làm theo thì chả có *** để mà ăn mà còn mất tiền.

Đây là dạng lừa đảo thường gặp và có rất nhiều “biến chủng” khác nhau để gia tăng niềm tin. Phải thực sự tỉnh táo trước lời yêu cầu chuyển tiền dưới bất kì tình huống nào. Bởi vì hầu như tất cả các nhà tuyển dụng chân chính đều không yêu cầu phải đóng phí để nhận việc.

Lừa đảo quyên góp từ thiện

Dạng lừa đảo này không cần đầu tư nhiều mà lại mang hiệu quả cao cho các đối tượng xấu, bởi vì nó đánh vào lòng trắc ẩn của mỗi người, thứ mà dễ dàng phá vỡ đi sự đề phòng của nhiều người. Chỉ cần vài tấm hình chụp ở đâu đó trong một bệnh viện là các đối tượng xấu có thể thực hiện kế hoạch của mình trên các mạng xã hội.

Tuy nhiên cũng có nhiều mảnh đời cần được cộng đồng hỗ trợ. Vì vậy việc quyên góp từ thiện thông qua các mạng xã hội cần được kiểm chứng xác minh rõ ràng để tránh người khác lợi dụng lòng tốt của mình.

Trên đây là các dạng lừa đảo thường gặp trên mạng xã hội mà meomeotech vừa tổng hợp được. Tuy nhiên xã hội luôn vận động và biến hóa không ngừng, vì vậy mà một khi bị lật tẩy, bại lộ sẽ luôn xuất hiện các hình thức lừa đảo mới. Việc đề phòng, cảnh giác là không thừa đối với những lời dụ dỗ đáng ngờ.

 

5 1 Bình chọn
Đánh giá bài viết
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo
guest

0 Góp ý
Những phản hồi nội tuyến
Xem tất cả comment