Chuyến du hành khám phá các vì sao trong Hệ Mặt Trời

Bài viết này nằm trong chuỗi 3 bài viết thuộc chủ đề Khám phá vũ trụ

Thế giới của chúng ta dễ chịu, ấm áp và quen thuộc. Nhưng khi chúng ta ngẩng lên nhìn bầu trời, chúng ta băn khoăn có phải chúng ta đang ở một vị trí đặc biệt trong vũ trụ này hay đơn thuần chúng ta chỉ là một dấu chấm nhỏ trên bầu trời xanh. Vũ trụ này thân thiện hay đầy hiểm họa? Chúng ta có thể ở đây mãi mãi, tiếp tục ngạc nhiên hay chúng ta có thể rời khỏi nhà làm một chuyến thám hiểm thật xa mà trước hết là các vì sao thân thuộc trong Hệ Mặt Trời.

Mặt Trăng

mat trang

12 người đã thực sự bước đi trên mặt trăng. Đó là một nơi cằn cỗi, hoang vắng giống như một chiến trường hiu quạnh nhưng lại quen thuộc một cách kì lạ, rất gần gũi như thể chúng ta chưa rời khỏi nhà.

be mat mat trang

Những bước chân đầu tiên của Neil Armstrong trông như mới ngày hôm qua. Không có không khí để làm chúng thay đổi, chúng có thể tồn tại hàng triệu năm.

buoc chan dau tien cua Neil Armstrong

Sao kim

sao kim

Sao Kim (Sao Hôm, Sao Mai), nó chào đón ngày mới ở phí Đông và chúc ngủ ngon ở phía Tây. Là chị em song sinh của chúng ta, nó có kích thước và trọng lực gần bằng Trái Đất.

be mat sao kim trong he mat troi

Đáng ra chúng ta phải an toàn ở đây nhưng tàu thăm dò tốc hành Sao Kim đã báo động nói với chúng ta rằng những đám mây chói lọi trên Sao Kim được tạo ra từ axit sunfuaric chết người. Khí quyển ngột ngạt bởi khí cacbonic. Không thể nghĩ rằng Sao Kim lại là một nữ thần nóng nảy. Không khí thì độc hại, áp suất không thể chịu được và rất nóng với gần 900 độ. Nếu ở đó chúng ta sẽ dần chết ngạt, mất nước và bị nướng chín.

nui lua o sao kim

Từ Trái Đất trong nó thật đáng yêu, đến gần vị nữ thần này thật ghê gớm. Đó là chị em từ địa ngục với hàng nghìn núi lửa, khí cacbonic đang giữ chặt sức nóng của Mặt Trời – Sao Kim đang bùng cháy.

Sao Thủy

sao thuy trong he mat troi

Ở quá gần Mặt Trời, nhiệt độ ở đây dao động khủng khiếp, ban đêm ở đây -275 độ đến giữa ngày là 800 độ dương, bị cháy rồi lại đông cứng. Tàu thăm dò Messenger cho chúng ta biết một điều gì đó lạ thường, so về kích thước Sao Thủy có lực hấp dẫn rất lớn.

be mat sao thuy

Nó là một quả cầu bằng sắt khổng lồ phủ một lớp vỏ mỏng bằng đá, đáng lẽ nó là lõi của một hành tinh lớn hơn nhiều. Vậy phần còn lại của nó đâu? Có lẽ một hành tinh bay lạc đã đâm vào Sao Thủy thổi bay đi lớp vỏ của nó trong một trò chơi chết người?

Mặt Trời

mat troi

Mặt Trời với tất cả sự tráng lệ đầy quyến rũ của nó, ánh sáng của chúng ta, sự sống của chúng ta, mọi thứ chúng ta làm đều do Mặt Trời điều khiển. Mặt Trời ở rất xa, nếu nó cháy hết, chúng ta cũng không thể biết trong vòng 8 phút. Nó lớn đến mức ta có thể cho cả triệu Trái Đất vào trong.

suc nong cua mat troi

Ta thấy nó hàng ngày, một khuôn mặt quen thuộc trên bầu trời, bây giờ lại gần hơn ta không thể nhận ra nó với một biển hỗn loạn các loại khí sáng chói, nhiệt độ bề mặt lên đến 10 nghìn độ. Không thể hình dung trong lõi nóng bao nhiêu, có thể lên tới hàng chục triệu độ, đủ nóng để chuyển hóa hàng triệu tấn vật chất thành năng lượng trong mỗi giây, nhiều hơn tất cả năng lượng mà loài người đã từng làm ra, làm cho tất cả sức mạnh hạt nhân trên Trái Đất trở thành tí hon. Ở nhà chúng ta dùng năng lượng này để thắp sáng và sưởi ấm nhưng gần trên đó Mặt Trời không có gì dễ chịu.

Sức mạnh điện và từ của nó nổ tung thành những vòng khí kim loại nóng chảy khổng lồ. Một số vòng còn lớn hơn hàng chục lần Trái Đất, mạnh hơn 10 triệu núi lửa. Khi cháy bùng lên chúng để lại những lớp nguội hơn bên dưới tạo thành những vết đen Mặt Trời. Là một phần nguội hơn xung quanh, vết đen Mặt Trời có màu đen nhưng chúng nóng hơn bất cứ thứ gì trên Trái Đất và lớn tới 20 lần kích thước Trái Đất. Nhưng rồi một ngày tất cả sẽ dừng lại, sức đốt của Mặt Trời sẽ hết. Và khi nó chết, Trái Đất sẽ đi theo.

Sao Chổi

sao choi

Đó là một mảnh băng thừa từ không gian sâu thẳm. Khi nó bay lạc vào quá gần Mặt Trời, sức nóng của Mặt Trời đốt cháy nó tạo ra một cái đuôi dài hàng triệu dặm.

sao choi

Những tia nước, hơi và bụi do Mặt Trời làm nóng chảy trái tim đông lạnh của nó tạo ra – Thật kì lạ, một quả cầu tuyết to bao bọc trong lớp hắc ín đầy bụi hữu cơ. Nếu một sao chổi như vậy đâm vào Trái Đất trẻ trung hàng tỷ năm về trước, có khi nó đã phân phát vật chất hữu cơ và nước, những thành phần thô của sự sống. Thậm chí có thể nó đã gieo cho sự sống trên Trái Đất rồi tiến hóa thành bạn và tôi. Nhưng nếu bây giờ nó đâm vào Trái Đất, bạn hãy nghĩ đến những gì xảy ra với loài khủng long.

sao choi

Sao Hỏa

hanh tinh do sao hoa

Nhiều thế kỉ chúng ta đã nhìn ngắm Sao Hỏa để tìm bâu bạn nhưng liệu có sự sống ở đây không? Sao Hỏa là hành tinh giống với sự tưởng tượng của chúng ta nhất. Hãy nghĩ về truyện tranh viễn tưởng, người sao hỏa ư! Tất cả chỉ là tưởng tượng.

be mat sao hoa

Sao Hỏa là một hành tinh chết, những hoạt động làm cho Trái Đất có thể sống được đã tắt ngấm hàng triệu năm trước ở đây. Đỏ và chết chóc, Sao Hỏa là một khối đá khổng lồ.

sao hoa

Có thứ gì đó trên bề mặt Sao Hỏa, đó là những cơn lốc xoáy đầy bụi, nó lớn hơn cả cơn lốc xoáy lớn nhất trên Trái Đất. Có gió và không khí ở đây nhưng quá loãng, chúng ta không thể thở. Và không có tầng ozon, không có gì bảo vệ chúng ta khỏi tia cực tím của mặt trời. Có nước nhưng nhiệt độ băng giá làm nước luôn đóng băng. Thật khó để tin rắng có cái gì đó sống ở đây.

Trở lại Trái Đất có những sinh vật sống ở các khe đá cực lạnh, cực nóng hay ở dưới đáy biển sâu nhất cho dù đấy là sự sống của con virut, nó thích ứng rồi lan rộng, có thể đây là cách chúng ta đang làm – mang virut đi khắp vũ trụ? Ngay cả những điều kiện khắc nghiệt nhất, sự sống vẫn có cách tìm ra một con đường, nhưng trên một hành tinh chết ư! Khi không có cách nào làm giàu cho đất, không có nhiệt để làm tan nước đóng băng. Trong những đám bụi trên này thật khó để biết chúng ta sẽ đi về đâu.

Olympus Mons

Đỉnh Olympus Mons, một núi lửa cổ xưa rộng mênh mông, cao gấp 3 lần đỉnh Everest và cao nhất trong Hệ Mặt Trời, không hề có dấu hiệu hoạt động. Từ khi được phát hiện vào những năm 1970, nó tuyên bố là đã tắt. Nhưng trên bề mặt có những khe rãnh trông giống như những dòng dung nham đã tắt. Có thể một ngày nào đó, núi lửa này hoạt động trở lại, cung cấp nhiệt làm tan băng. Và từ đó hồi sinh sự sống trên hành tinh đỏ này?

kham pha he mat troi

Xe tự hành của NASA tìm thấy chứng cơ rằng những cánh đồng rộng lớn cằn cỗi xưa kia có thể là hồ nước hay đại dương và có thể đã từng có sự sống. Một số người nghĩ rằng sự sống bắt đầu ở đây và di cư sang Trái Đất. Một hiệu ứng thiên thạch đã thổi bay sự sống ở đây, phân phát những hệ vi sinh nhỏ bé ra ngoài không gian và lên Trái Đất non trẻ. Có thể tất cả chúng ta đều là người Sao Hỏa?

Sao Mộc

sao moc

Đúng là một quái vật to lớn, ít nhất cũng to hơn Trái Đất 1000 lần, to đến nỗi có thể cho tất cả các hành tinh khác vào bên trong nó. Một vật to như thế sẽ chi phối các láng giềng của nó, sức hút của nó kéo các tiểu hành tinh ra xa.

Nhìn từ đây Sao Mộc thật đẹp nhưng vẻ đẹp của nó lại tìm ẩn sức mạnh của dã thú. Bề mặt hầu như toàn là khí. Nếu ta hạ cánh xuống đây, chúng ta sẽ chìm ngay vào lớp bề ngoài của nó và đi vào lãng quên. Vẻ đẹp của Sao Mộc là sản phẩm của sự hung bạo dữ tợn. Nó quay với tốc độ không thể tin được, vận tốc gió lên tới hàng trăm dặm một giờ, cuộn mây thành những lốc cuốn xoáy tít có sọc. Những đóm đỏ vĩ đại là những cơn bão lớn nhất, vĩ đại nhất trong hệ Mặt Trời. Nó ít nhất cũng to bằng 3 lầnTrái Đất, nó đã và đang nổi khùng suốt hơn 300 năm nay. Ẩn trong những đám mây là những cơn bão điện. Mỗi tia sét nào cũng mạnh hơn hàng nghìn lần tia sét trên Trái Đất.

Sao Thổ

sao tho

Là hành tinh quyến rũ trí tưởng tượng, ám ảnh những giấc mơ của chúng ta. Hành tinh này là quả cầu khí khổng lồ. Rất nhẹ, nhẹ đến mức có thể trôi nổi trên mặt nước. Những vành đai kì vĩ của nó rộng lớn, có thể trải dài từ Trái Đất đến gần Mặt Trăng. Những vành đai này là những gì còn lại của mặt trăng bị phá vỡ bởi sức hút của Sao Thổ. Trong đó là hàng tỷ mảnh băng vỡ, một số chỉ bằng viên đá nhỏ, những cái khác to bằng cả tòa nhà. Chúng va vào nhau, vỡ ra và dính lại. Đó như là bức ảnh chụp nhanh Hệ Mặt Trời của chúng ta thời sơ khai. Khi mà bụi và khí xoáy quanh Mặt Trời mới sinh và lực hấp dẫn là phép thần thông ghép chúng lại cho đến khi những thứ phế liệu như vậy trong không gian hình thành nên ngôi nhà của chúng ta.

vanh dai sao tho he mat troi

Sao Thiên Vương

sao thien vuong

Những vành đai làm sao Thiên Vương như bị lệch nghiêng khỏi trục, lung lai bởi một hành tinh thất lạc. Sao Thiên Vương hiện lên với màu xanh gần như đồng nhất. Là một hành tinh khí khổng lồ giống như Sao Mộc và Sao Thổ với những thành phần cơ bản như Hidro và Heli. Tuy nhiên hành tinh này chứa nhiều hợp chất dễ bay hơi như nước, amoniac và metan. Vì vậy mà hành tinh này còn gọi là hành tinh băng khổng lồ

he mat troi trong vu tru

Hành tinh này có bầu khí quyển lạnh nhất trong số các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, với nhiệt độ cực tiểu bằng −224 độ C. Nó có cấu trúc tầng mây phức tạp, với khả năng những đám mây thấp nhất chứa chủ yếu nước, trong khi mêtan lại chiếm chủ yếu trong những tầng mây phía trên. Ngược lại, cấu trúc bên trong Thiên Vương Tinh chỉ chứa chủ yếu một lõi băng và đá.

Sao Hải Vương

sao hai vuong

Trong sâu thẳm là một vật khổng lồ khác, vị thần của biển cả – Sao Hải Vương. Là một hành tinh băng khổng lồ chị em với Sao Thiên Vương, thế giới này chứa đầy khí metan. Nhưng khác với họ hàng của mình, Hải Vương có những cơn bão lớn bằng cả Trái Đất, hất tung những cơn gió hung tợn với tốc độ hàng nghìn dặm một giờ. Ở Trái Đất, Mặt Trời gây ra gió, nhưng Hải Vương ở xa tít, phải có cái gì đó gây ra những cơn gió dữ tợn này.

triton

Đó là Triton, vệ tinh lớn nhất của Sao Hải Vương, cứng nhưng không ổn định. Mặt Trăng này xoay quanh Sao Hải Vương ngược với chiều quay của Hải Vương trong một cuộc chiến vũ trụ quyết liệt mà mặt trăng giận dữ này chắn chắn sẽ thua. Lực hút khủng khiếp của Sao Hải Vương đang kéo Triton, làm nó chậm lại, cuốn nó vào. Một ngày nào đó nó sẽ bị Hải Vương xé tung

be mat ve tinh triton
Bề mặt Triton

Sao Diêm Vương

sao diem vuong trong he mat troi

Càng lạnh lẽo hơn khi chúng ta rời khỏi Mặt Trời, vượt khỏi phạm vi sức hút của nó. Nhưng thế không phải là chân không, vẫn còn vô số đá đông băng như Sao Diêm Vương. Từ khi được phát hiện năm 1930 cho tới tận năm 2006, Sao Diêm Vương vẫn được tính là hành tinh thứ chín của Hệ Mặt Trời. Nhưng sau khi được tái xếp hạng bởi Hiệp hội Thiên văn Quốc tế, Sao Diêm Vương được thêm vào danh sách các tiểu hành tinh. Sao Diêm Vương là một hành tinh nhỏ nhất trong Thái Dương Hệ và nhỏ hơn các vệ tinh như Ganymede, Titan, Callisto, Io, Mặt Trăng, Europa và Triton

Ở rìa của Hệ Mặt Trời, chúng ta đã cách nhà 5000 tỷ dặm nhưng đó chỉ là bước đi của một em bé. Liệu ngoài vũ trụ rộng bao la kia có những gì? Những gì chúng ta biết về vũ trụ là quá nhỏ bé. Chắc phải có một ngày nào đó, những bí ẩn của vũ trụ được giải mã. Nhưng liệu, chúng ta và ngôi nhà của chúng ta – Trái Đất có đủ kiên nhẫn để chờ đợi đến ngày đó…
4.3 3 Những bình chọn
Đánh giá bài viết
Đọc thêm bài viết khác trong chủ đề Khám phá vũ trụ
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo
guest

0 Góp ý
Những phản hồi nội tuyến
Xem tất cả comment