Giải đáp các thắc mắc khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

thắc mắc khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một lựa chọn phổ biến để bảo vệ quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên, khi tham gia bảo hiểm xã hội, nhiều người vẫn còn đặt ra nhiều thắc mắc. Hãy cùng tìm hiểu lời giải đáp cho những thắc mắc đó trong bài viết này.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại bảo hiểm do Nhà nước tổ chức. Người tham gia được tự nguyện chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Chính sách bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội tự nguyện nói riêng có ý nghĩa rất lớn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho những người lao động tự do khi tuổi về già.

Vậy nếu bạn không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì nên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để giảm bớt các khó khăn và rủi ro khi về già, đảm bảo thu nhập, ổn định cuộc sống khi hết tuổi lao động.

Tất cả công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tức là những người làm việc tự do, công việc tự làm có thu nhập thì có thể tham gia bảo hiểm tự nguyện. Các đối tượng đó có thể là:

 

  • Người lao động làm việc theo HĐLĐ dưới 1 tháng.
  • Người lao động giúp việc gia đình.
  • Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương.
  • Người nông dân, lao động tự do.
  • Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu năm đóng BHXH. Những người tham gia BHXH bắt buộc đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đóng đủ số năm để nhận lương hưu thì có thể tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện để đóng tiếp tục đóng và nhận lương hưu.
  • Những đối tượng khác…

BHXH tự nguyện có các chế độ Hưu trí và Tử tuất. Trong khi BHXH bắt buộc ngoài chế độ Hưu trí và Tử tuất thì còn có thêm các chế độ như Ốm đau, Thai sản, Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Vì vậy nếu bạn thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì nên ưu tiên tham gia BHXH bắt buộc.

Khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người sử dụng lao động và người lao động cùng có trách nhiệm đóng BHXH. Khi tham gia BHXH tự nguyện người tham gia tự đăng kí tại cơ quan BHXH.

Người dân có thể tham gia BHXH tự nguyện bằng cách liên hệ các đại lý thu của bưu điện hoặc các đại lý ở UBND xã, phường nơi gần nhất để được hướng dẫn đăng kí tham gia BHXH tự nguyện.

Hiện nay, mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. Công thức tính như sau:
Mdt = 22% x Mtnt
Trong đó:
– Mdt: Mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng.
– Mtnt: mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.
Mtnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng)
Trong đó:
– CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).
– m: Tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.
Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Từ ngày 01/01/2022, mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn là 1.500.000 đồng/người/tháng, nên mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu năm 2022 có sự điều chỉnh.
Mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất kể từ ngày 01/01/2022 là 330.000 đồng/tháng (22% x 1.500.000 đồng); Mức hỗ trợ tiền đóng của Nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện cụ thể:

Năm 2022, chưa thực hiện cải cách tiền lương nên lương cơ sở 2022 vẫn là 1.490.000 đồng/tháng. Vì vậy mức đóng BHXH tự nguyện tối đa là 29.800.000 đồng/tháng.

lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyệnĐược hưởng lương hưu hàng tháng khi về già. Điều kiện hưởng lương hưu của người lao động là nam đủ 60 tuổi 03 tháng, nữ đủ 55 tuổi 04 tháng và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên. Nếu người tham gia BHXH tự nguyện đủ điều kiện về tuổi nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Trợ cấp mai táng và trợ cấp tử tuất nếu không mai qua đời.
Được cấp bảo hiểm y tế miễn phí trong thời gian hưởng lương hưu.

Hộ nghèo được hỗ trợ 30%, hộ cận nghèo được hỗ trợ 25% và các đối tượng khác là 10%. Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian thực tế đóng BHXH và không quá 10 năm.

Theo quy định, nếu thoát nghèo, cận nghèo thì người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước tiếp tục hỗ trợ theo mức đối tượng khác là 10%

Khi đang tham gia bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục đóng nữa thì thời gian đã đóng BHXH tự nguyện đó sẽ được bảo lưu. Nếu khi nào có đủ điều kiện về kinh tế và tiếp tục tham gia thì sẽ được cộng tiếp vào thời gian đóng trước đó.

Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện về thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu là có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên. Tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện, người tham gia được chọn phương thức đóng.

Theo đó, người tham gia có thể đóng hàng tháng, đóng 3 tháng một lần, đóng 6 tháng một lần, đóng 12 tháng một lần, đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần, đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Trường hợp của ông, khi đến 62 tuổi và có 12 năm đóng BHXH thì ông có thể lựa chọn đóng một lần cho 8 năm còn thiếu để đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

5 1 Bình chọn
Đánh giá bài viết
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo
guest

0 Góp ý
Những phản hồi nội tuyến
Xem tất cả comment