Tại sao máy bay thương mại lại tránh việc bay qua dãy núi Himalaya?

Mặc dù thế giới hiện nay đã phát triển đến mức khiến bạn nghĩ rằng chẳng có nơi nào trên Trái Đất mà máy bay hiện đại không thể bay đến. Thế nhưng trên thực tế vẫn còn một vài nơi hiếm hoi mà máy bay không thể hoặc không muốn bay đến vì nhiều lý do, chẳng hạn như Bắc Cực, Nam Cực và dãy Himalaya. Có thể bạn chưa biết mặc dù khu vực xung quanh nơi đây lại cực kỳ đông dân cư, nhưng khi thiết kế đường bay các chuyên gia thường tránh đi qua dãy Himalaya và lý do là gì?

Về mặt kỹ thuật

Con người chúng ta đã sở hữu nhiều máy bay hiện đại có thể bay trên dãy Himalaya, nhưng đây không phải là ngọn núi thông thường mà là cả một khu vực rộng lớn có kích thước dài hơn 2300 km và độ cao trung bình là hơn 6000m. Có hơn 100 đỉnh cao trên 7200m và ở phần cao nhất, tức đỉnh núi Everest, độ cao đạt được là 8848m. Điều này đồng nghĩa với việc những chiếc máy bay thương mại có mực bay dưới FL310 không thể đáp ứng được, chẳng hạn như những chuyến bay đường dài như Boeing 777-300.

vì sao máy bay thương mại thường tránh bay qua dãy himalaya

Thế nhưng ở một số loại máy bay, việc bay qua đỉnh núi này vẫn là điều khả thi. Bởi khi máy bay đạt độ cao hành trình thông thường sẽ rơi vào 10.000 đến 12.800m cách đỉnh Everest hơn 1000m. Tuy nhiên, vấn đề xảy ra khi đến Everest, máy bay sẽ bay trong phần dưới của tầng bình lưu, nơi nồng độ oxi cực kỳ thấp sẽ gây ra sự nhiễu loạn không khí gây khó chịu cho hành khách. Thêm vào các tác động bên ngoài như gió cũng đủ khiến động cơ của máy bay xảy ra trục trặc. Khi đó máy bay cần nhanh chóng hạ xuống độ cao dưới 3.000m để xử lý tình hình, bổ xung thêm oxy và tạo điều kiện cho động cơ được ổn định. Nhưng trong trường hợp với độ cao trung bình là 6.000m của dãy Himalaya, điều này là không thể.

may bay tranh bay qua day himalaya

Về điều kiện tự nhiên

Nhiễu loạn không khí còn gây cản trở hoạt động của radar trên máy bay khiến cho cơ trưởng và cơ phó không thể liên lạc xử lý tình huống. Cũng theo Cục Hàng không Liên bang cho biết nhiễu động không khí là một trong những nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các vụ tai nạn thảm khốc của hàng không.

nguy hiểm của dãy himalaya đối với hàng không

Dù dãy Himalaya sở hữu đa dạng loại địa hình nhưng hầu hết chúng đều không bằng phẳng. Tại khu vực này chỉ có 2 sân bay đàng hoàng chính là Gonggar của Lhasa với đường băng dài 4.000m và sân bay quốc tế Tribhuvan của Kathmandu với đường băng dài 3.350m. Trong địa hình rừng núi hiểm trở xung quanh cùng với việc đường băng nơi đây quá ngắn để máy bay có thể hạ cánh, những sân bay này thường không phải là lựa chọn của những chiếc máy bay. Chẳng hạn như một chiếc máy bay thương mại đang ở độ cao lý tưởng khoảng 10.000m và cần hạ cánh gấp thì chúng cũng cần một khu vực bằng phẳng dài 10.000m để có thể trượt, nhưng ở địa hình tại đây việc xảy ra tai nạn là tất nhiên.

đường hàng không và dãy himalaya

Thêm vào đó, nhiên liệu máy bay sẽ bị đóng băng dưới -47 độ c và việc bay trong thời gian dài ở dãy Himalaya sẽ khiến nhiên liệu có nguy cơ cao bị đóng băng buộc máy bay phải hạ độ cao để ngăn chặn tình trạng này. Nhưng đây là Himalaya việc hạ độ cao là không thể.

máy bay thường tránh bay qua dãy himalaya

Về mặt chính trị

Dãy Himalaya cũng có một khu vực biên giới nhạy cảm về mặt chính trị. Chính quyền Trung Quốc đã sử dụng nhiều biện pháp hạn chế quyền truy cập của máy bay trên không phận khu vực Tây Tạng. Ngoài ra, xung quanh dãy Himalaya thường xuyên diễn ra các cuộc tập trận quy mô lớn của quân đội Trung Quốc và Ấn Độ. Vì thế không phận ở những nơi này đều bị hạn chế. Cũng vì thế, đa phần các hành trình bay thường chỉ bay qua phía bắc hoặc phía nam của dãy Himalya vì khu vực này ngắn hơn.

Theo Simpleflying, Indiatoday

Tổng hợp và phiên dịch: Rubi Lee

5 1 Bình chọn
Đánh giá bài viết
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo
guest

0 Góp ý
Những phản hồi nội tuyến
Xem tất cả comment