Tìm hiểu về tứ đại danh cục trong cờ tướng và cách giải

Bài viết này nằm trong chuỗi 13 bài viết thuộc chủ đề Chủ đề Cờ Tướng

Cờ tàn nghệ thuật hay còn gọi là cờ thế xuất hiện rất sớm trong lịch sở phát triển của Cờ Tướng. Qua nhiều thời kỳ phong trào chơi cờ phát triển, càng có thêm nhiều thế cờ được sáng tạo. Hiện nay số lượng cờ thế các loại nếu sưu tập hết ở mọi miền đất nước có đến hàng ngàn thế cờ. Số lượng tuy nhiều nhưng trình độ, chất lượng các thế cờ rất khác nhau. Có những thế cờ chỉ đơn giản là một đòn phối hợp gồm 3-4 nước đi đã chiếu bí, có những thế cờ chỉ là những nước điều quân thông minh là thắng lợi. Nhưng cũng có nhiều thế cờ rất gay cấn, phức tạp đòi hỏi phải nghiên cứu công phu mới có thể tìm thấy cách giải phá. Những thế cờ này đã được lưu truyền và nghiên cứu suốt hàng trăm năm qua bởi sự biến hóa phức tạp của nó. Đó là những thế cờ giang hồ mà người đời luôn tôn vinh là tượng đài nghệ thuật trong bộ môn cờ tướng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua về tứ đại danh cục trong cờ tướng và cách giải chi tiết để phần nào biết được sự vẻ đẹp vĩ đại của cờ tướng nghệ thuật nói chung và cờ thế giang hồ nói riêng.

Bạn nên tải phần mềm cờ tướng để hỗ trợ việc phá giải giải thế cờ và luyện cờ hiệu quả nhất:

Phần mềm giải cờ thế trên điện thoại Phần mềm cờ tướng mạnh nhất cho điện thoại – Tải về phần mềm cờ tướng cho Android

Phần mềm giả cờ trên máy tính: Top 5 phần mềm cờ tướng mạnh nhất cho máy tính năm 2023. Tải về miễn phí sw cờ tướng mạnh nhất cho windows

Chú giải trong bài viết:

Bài viết có sử dụng một số thuật ngữ chuyên dùng trong cờ tướng. Bạn có thể tham khảo Đọc ghi kí hiệu cờ tướng – Hướng dẫn chi tiết dễ hiểu

  • ?: Nước đi yếu, không hay.
  • ??: Nước đi sai lầm trầm trọng.
  • !: Nước đi hay, mạnh
  • !!: Nước đi đúng, rất mạnh, ưu nhất.

Thế cờ Thất tinh hội tụ – Hòa

thế cờ thất tinh hội tụ - một trong tứ đại danh cục
Thất tinh hội tụ: Thế cờ điển hình trong Tứ đại danh cục

Thế cờ này đầu tiên đăng trong Bách cuộc tượng kỳ phổ, sau có đăng lại trong Trúc hương trai với tên Thất tinh cộng đấu. Sở dĩ gọi là “Thất tinh” là vì hai bên có 7 quân Chốt như 7 vì sao trên trời. Thế cờ biến hóa vô cùng phức tạp, nhất là giai đoạn sau, khi mỗi bên còn Xe hai Chốt tấn công nhau.

Trong giới giang hồ, người ta đồn rằng Chung Trâu là người am hiểu ván “Thất tinh” sâu sắc nhất. Rất tiếc không thấy Chung Trâu để lại những chỉ dẫn gì về ván cờ này. Còn những chỉ dẫn, phân tích trong các quyển sách cổ thì có nhiều thiếu sót và sai lầm. Nay tham khảo ý kiến các danh thủ và tài liệu nghiên cứu của Đồ Cảnh Minh xin trình bày các biến hóa để các bạn xem xét. Điều cần nhớ khi chơi ván cờ này là nhất chiếu nhất tróc bị xử thua .

Để dễ nghiên cứu xin được chia cách phá giải thế cờ này thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1:  Gồm các nước đi bắt buộc của cả 2 bên

1. P2-4 C5-6
2. C4.1 Tg.1
3. X3.8 Tg/1
4. X2.1 Ct-5
5. X2-5 C4-5
6. Tg.1 C6.1 (1)
7. Tg.1 (2) X5-3
8.C6-7 X3-1
9. X3/1 Tg.1
10. X3.1(3) Tg/1
11.X3/2(4) X1.7(5)
12. X3-4 Tg-5
13. X4/5
Chú giải :
(1) Đen ưa thế hơn nên phải tìm cách uy hiếp. Nếu như 6… X5-3? 7.C6-5 C6.1 8.Tg-6 X3-4 9.C5-6 X4-1 10.C6-5 X1-4 11.C5-6, hòa.
(2) Sai lầm nếu 7.Tg–6 C2-3 8.C6–5 X5-4 9.C5-6 X4-1. Đen thắng.
(3) Nếu như Đỏ chơi 10.X3/1?? X1.9 1 11.X3–4 Tg–5. Đến đây Đỏ chơi thế nào cũng thua:
  • Nếu như 12.X4/5 C2−3 13.X4−6 X1—5 14.Tg-4 X5-6 15.X6-4 X6-4 16.X4-5 C3-4 17.Tg/1 X4-7 18.X5.2 X7/1 19. Tg/1 C4.1 rồi 20… C4-5, Đen thắng.
  • Nếu như 12.Tg-4 C6–7 13.X4.2 Tg/1 14.X4.1 Tg.1 15.X4-6 T5.3 16.C7-6 Tg.1 17.X6-5 Tg-4 18.X5-6 C2-3 19.C6-7 Tg-5 20.X6-5 Tg-4 21.X5-8 X1-6 22.Tg-5 C3-4, Đen thắng.
(4) Nếu như 11.X3.1 Tg.1 12.X3.1 Tg/1 13.X3/1. Đỏ phạm luật nhất chiếu, nhất tróc bị xử thua. Còn nếu nơi nào chấp thuận luật này thì ván cờ hòa khá đơn giản.
(5) Sai lầm nếu như Đen đi 11… X1.?? hoặc 11…X1.9? vì 12.X3–4 Tg–5 13.C7–6. Đỏ thắng rõ.
Giai đoạn 2:
Bây giờ Đen có 2 giờ phương án chính để tấn công Đỏ. Đó là 13… X1.2 và 13…C2–3. Ta xem các phương án theo bảng để dễ nhớ và so sánh:
Tứ đại danh cục và cách giải
A. Phương án 13… X1.2:
Nước điBiến 1
Đỏ đi
Đen đi
Biến 2
Đỏ đi
Đen đi
Biến 3
Đỏ đi
Đen đi
Biến 4
Đỏ đi
Đen đi
14X4-6(1)

X1-5

X4-2

X1-5 (14)

C7-6??

C2-3

15
Tg-4(2)
X5-6
Tg-4

T5/7

X4-8

X1-5

16
Tg-5
Tg-6
…….(như biến 1)

C2-3

X2-9

Tg.1(15)

Tg-4

X5-6

17
X6.8
Tg.1
Tg/1

X6/4

Tg/1

X5/4

Tg-5(20)

Tg-6

18
Tg/1
X6/1
X6.6(9)

X6-5

Tg/1

C2-3

X8.8

Tg.1

19Tg/1(3)

X6.1(4)

Tg -4(10)

T5.3(11)

X9-6

C3-4(16)

Tg/1

X6/1

20Tg.1

X6/4

X6-4

Tg.1

C7-6

Tg.1(17)

Tg/1

X6/1

21
X6-5(5)
X6–5
X4.1

Tg.1

X6-8

Tg-4

X8-2(21)

X6-5

22Tg-6

C2-3

C7-6
Tg-4
C6-5

Tg-5

Tg-6

T5.7

23C7-6

C3.1(6)

C6-5(12)

X5-9

C5-4

Tg-4

X2/1(22)
Tg.1
24Tg/1(7)

X5-4

X4/1

T3/5

X8.6

Tg/1

X2-5

X5-8

25Tg-5

X4/4(8)

X4/1

T5/3

X8/1(18)

Tg-1(19)

Tg-5
C3-4 (23)
Kết quảHòaHòaHòaĐỏ thắng
Chủ giải :
(1) Ngoài nước đi này. Đỏ có thể chơi 14.X4−2 vẫn thủ hòa được, còn 14.C7–6? khó thủ hòa. Xem các biến kế bên.
(2) Nếu Đỏ chơi 15.X6−5? X5–3 16.Tg– 5 Tg.1 17.C1.1 (như 17.C7–8 C2−3, Đen thắng) 17… X3/8 18.X5.4 C2-3 19.Tg-5 X3.4 20.X5.2 Tg-4 21.Tg/1 C3-4 22.Tg-4 X3-9 23.X5/2 X9.3 24.Tg.1 X9/1 25.Tg/1 C4-5 26.X5—4 X9.1 27.Tg/1 C5.1, Đen thắng.
(3) Nếu như 19.Tg.1?? X6/1 20.Tg/1 C2 −3, Đen thắng rõ.
(4) Trường hợp Đen chơi 19… X6/l 20.X6/1 Tg.1 (Nếu 20… Tg/1 21.X6-3 X6-5 22.Tg-6 C2-3 23.C7-6, Đỏ thắng) 21.X6-5 X6-5 22. Tg-6 C2-3 23. C7-6 X5-9 24. Tg-5 X9-5 25. Tg-6 C3-1 26. X5.1 X5-4 27. Tg-5 X4/6 28. X5/2 Tg/1 29. X5/2 X4.1, hòa.
(5) Trường hợp Đỏ chơi 21.X6/1 Tg/1 (như Tg.1 22 X6/6 C2.1 23.X6-5 Đỏ thắng) 22.X6/6 C.2.1 23.X6.7 Tg-1 24.X6/3 X6-9 25.C7-6 X9-5 26.Tg-6 C2-3 27.Tg.1 X5-6 28. Tg-5 C3-4 29.Tg-6 C4–5 30.Tg-5 C5–6 31.Tg – 6 T5.7 hòa.
(6) Nếu Đen bình xe chiếu Tướng bắt Chốt. Đỏ ăn Tượng cũng hòa.
(7) Sai lầm, nếu 24.Tg1?? X5−4 25.Tg−5 X4/4 26.X5/2 X4.8. Đen thắng.
(8) Có thể tiếp tục 26.X5/2 X4.3 27.X5/3 X4–6 28.Tg.1 X6.4 26.Tg.1 C3-4 30. Tg-6 C4-5 31.C1.1 X6/1 32.X5/2 X6/3 33.X5-4 C5-6 34.C1.1, hòa.
(9) Nếu Đỏ chơi 18.C7–6?? Tg–6 19.X6.6. X6-5 20.Tg-6 Tg.1 21.X6/1 X5-6 22.Tg–5 X6.3 23.Tg.1 X6/1 24.Tg/1 C3–4, Đen thắng.
B. Phương án 13…C2−3:
Nước điBiến 1
Đỏ đi
Đen đi
Biến 2
Đỏ đi
Đen đi
Biến 3
Đỏ đi
Đen đi
Biến 4
Đỏ đi
Đen đi
14X4-6

C3.1

……

X1/2 (14)

…….

X1.2

15X6.1

X1/2(1)

X6.6(15)
X1-5
Tg/1

X1/4(12)

16x6.5(2) X1-5Tg-4

T5/7(16)

Tg/1

X1-9

17Tg-6(3)

X5.4.

……(như biến 1)

Tg-6 (9)

X6-4

Tg.1

X6.6

X9-5

18X6.2(4)

Tg.1

X6.2 (10)

Tg.1

X4.1

Tg.1

Tg-4

T5/7

19X6-4

X5-4

X6/3

X5-6 (11)

C7-6

Tg-4

X6-4

Tg.1

20Tg-5

X4-9 (5)

X6-5

X6-4

Tg/1

C3.1(17)

X4.1

Tg.1

21Tg/1

X9/1 (6)

Tg-5

X4-9

C6-5

X5-9

C7-6

Tg-4

2212-Tg.1

X9/3

C7-6

X9-6

X4/1

T7.5

C6-7 (13) C3-4
23Tg/1 (7)

X9.1

X5.1

C3-4

X4/1

T5/7

X4/1

X5/3

24X4/2

X9-5

C6-5

Tg/1

X4-6

Tg-5

X4-5

Tg-5

2525.Tg-4

T5.7(8)

Tg-6

C4-3

 

X6-5

Tg-4

Tg.1

C4-5

Kết quảHòaHòaHòaHòa

Chú giải :

(1) Sai lầm, nếu 15… X1.2?? 16.Tg/1 X1/4 (nếu… X1−6 17.C7-6 X6/4 18.X6-5 X6/3 19.X5-2, Đỏ thắng) 17.X6-5 X1-6 18. X5.5 Tg-6 19. C7-6 Đỏ thắng.
(2) Có 2 nước biển khác nhưng Đỏ đều thua :
Một là 16.X6.4 X1.5 17. Tg–6 X5−9 18.X6-5 X9-3 19. X5.1 Tg-6 20.Tg-5 X3/4 Đen thắng.
Hai là 16.X6.6 X1-5 17.Tg-6 X5-9 18.Tg-5 Tg-6 19.X6/2 X9-5 20.Tg-6 X5-3 21.X6.3 Tg.1 22.X6/1 Tg/1 23. Tg-5 X3-5 24.Tg-6 X5-6 25.Tg-5 C3-4 26.Tg-6 C4-5 27. Tg-5 C5-6 28. Tg-6 X6.2 29.Tg/1 X6-5, Đen thắng.
(3) Nếu như 17.Tg.4?? T5.7 18.X6-4 X5.4 19.Tg/1 C3-4 Đen thắng.
(4) Buộc phải chiếu Tướng để rồi bình 4 đánh phản đòn.
(5) Trường hợp Đen chơi 20… X4–1 21.Tg /1 X1/4 (Nếu 21… X1/1?? 22. X4-6 X1/3 23.X6/1 Tg/1 24.X6-4 X1.3 25.Tg.1 X1/1 26.Tg/1 X1.1 27.Tg.1 C3-4 28.Tg-6 C4-5 29.Tg-5 C5-6 30.Tg-4. hòa theo luật cờ Việt Nam nhưng theo luật cờ một vài nước xử Đen thua). 22. Tg-4 T5.3 23.X4/1 Tg.1 24.C7-6 Tg-4 25.C6-5
X1-9 26.X4/1 T3/5 27.X4/1 T5.3 28.X4-5. hòa.
(6) Cũng vẫn hòa, nếu 21…. X9/4 22.X4/2 X9–5 23.Tg-4 T5.7 24.X4.1 Tg.1 25.C7-6 X5.3 26.Tg/1 Tg-4 27.C6-5 X5-8 28.X4/1 T7/5 29.Tg-5 X8 30.Tg.1 C3—4 31. Tg—4 hòa.
(7) Đỏ còn 2 khả năng khác là:
Nếu như: 23.X4/2 C3-4 24. X4-5 Tg-6 25. Tg-6 c4-3 26.Tg-5. Hòa.
Nếu như 23.Tg—4 T5.7 24.X4/3 C3-4 25.X4-5 T7/5 26. X5-4 C4-5 27. X4.2 Tg/1 28. X4.1 Tg.1 29. Tg-5 C5-4 30. Tg-6 X9-4 31. Tg-5 X4.1 32. X4-2 X4-3 33. X2-6, hòa.
(8) Ván cờ tiếp diễn 26. X41 Tg.1 27. C7–6 Tg-4 28. C6-5 Tg-5 29. C5-6 X5.2 30. Tg.1 X5/1 31. Tg/1 Tg-4 32. C6-7 X5-9 33. X4/1 T7/5 34. X4/1 T5/7 35. X4-7 Tg-5 36. C7-6 Tg-4 37. C6-5 Tg-5 38. C5-4 Tg-4 39. X7-6 Tg-5 40. X6-5 Tg-4 41. Tg-5 C3-4 42. Tg-4 X9/1 43. Tg/1 X9–4 44. X5/1, hòa.
(9) Đen còn 2 nước biển khác là : Một là 16… T5/7 17. X6.2 Tg.1 18. C7–6 Tg-6 19. C1.1 X5/1 20. X6-3 X5-9 21. Tg-5 X9-5 22. Tg-6 X5.4 23. X4/7 Tg.1 24. X3-2 C3-2 25. X2.2 C2–3, hòa.
Hai là 16… X5/1 17. C1.1 T5/7 18. X6.2 Tg.1 19. C7-6 Tg-6 20. C1.1 X5/1 21. X6-3 X5-9 22. Tg—5 X95 23. Tg—6 X5.5. hòa.
(10) Đỏ cũng có thể chơi 17. C7–6 X5–9 18. Tg–5 X9-5 19. Tg-6 X5.4 20. X6-7 X5-4 21. Tg-5 X4/8 22. X7/6, hòa.
(11) Sai lầm, nếu 18… X5-9?? 19. X6–4 Tg–5 20. C7-6 Tg/1 21. Tg-5 rồi 22. Tg-4 Đỏ thắng.
(12) Sai lầm, nếu như Đen chơi 15… X1−9?? 16. X6.6, Đỏ thắng rõ.
(13) Cũng vẫn hòa nếu 22. C6–5 C3-4 23. X4/1 T7.5
24. Tg.1 C4-5 25. X4/1 T5/7 26. X4.1 T7.5 cho phép nhất chiếu nhất hăm bí, hòa, nhưng luật cờ một vài nước xử Đỏ thua.
(14) Rất nguy hiểm nếu 14… Tg6? 15. C7—6 C3.1 16. X6.1 X1/2 17. X6.4 X1-5 18. Tg-6 X5-6 19. Tg-5 X6-5 20. Tg-6 X5–6, hòa theo luật cờ Việt Nam.
(15) Nếu như 15. X6.7 X1−5 16. Tg—4 X5—6 17. Tg-5 Tg-6 18. Tg/1 X6.3 19. Tg/1 C3.1, Đen thắng.
(16) Trường hợp 16… C3.1 17. C7-6 C3-4 18. C1.1 X5-6 19. Tg-5 Tg-6 20. Tg-6 C4-3 21. Tg-5 X6-5 22. Tg-6 X5.4 23. X6-7 X5-9 24. Tg-5 X9/2 25. Tg/1 X9/3 26. X7-5 C3-4 27. Tg-6 X9-4 28 Tg–5 X4/3, hòa.
(17) Cũng vẫn hòa, nếu 20… X5−9 21.C6—5 X9.3 22.Tg/1 C3.1 23. Tg-5 X9.1 24. Tg.1 C3-4 25. Tg-4, hòa.
Qua lời giải bạn có thể thấy Thất tinh hội tụ là một thế cờ biến hóa phức tạp. Nếu 2 bên đi đúng những nước đi mạnh nhất của mình sẽ dẫn đến kết quả hòa.

Thế cờ Thiên lý độc hành – Hòa

Tứ đại danh cục: Thiên lý độc hành

Thế này có một số bẫy tinh vi, dễ gạt và hấp dẫn những tay cờ hảo thắng. Đây cũng là một danh cuộc nổi tiếng hàng 100 năm nay trong giới giang hồ. Vì vậy mà người đời xếp nó vào một trong Tứ đại danh cục trong cờ thế.
Thời trước nhiều người cho rằng bên Đen có 2 phương án đều có thể đánh hòa, nhưng sau này người ta xem xét kỹ thì Đen chỉ có một phương án hòa, còn phương án kia Đỏ thắng.
1. Phương án 1… T9/7 :Đỏ thắng.
1. X5-2(1) T9/7?
2. X2.7 C4-5
3. Tg-6 S4/5
4. X2-3 S5/6
5. C5.1(2) Tg.1
6. X3/5 C1.1(3)
7. C7.1!(4) C1.1(5)
8. C7.1 C1.1
9. C7.1 C1-2
10. C7-6 C2-3
11. X3-5 Tg-6
12. C6-5 S6.5
13. C5.1, Đỏ thắng.
2. Phương án 1… C7–8: cân bằng dẫn đến hòa: nhưng biến hóa phức tạp, bên nào sơ hở thua ngay.
1. X5-2 C7-8(6)
2. X2.1 C4-5
3. Tg-6 S4/5
4. X2.5 M7/6
5. X2-4 T9/7
6. C7.1(7) S5.6(8)
7. C5.1 S6/5
8. X4/2 C1.1(9)
9. X4-5 C1.1
10. C7.1 C1-2
11. C7.1 C2-3
12. C7-6 C3.1
13. C6.1 Tg-6
14. X5-4(10) Tg-5
15.X4-5 Tg-6
16. X5-4 Tg-5
17. X4-5 Tg-6
18. X5-4 S5.6
19. C6-5 Tg-5
20. X4.1 T7.5
21. X4-5 Tg-6
22. X5-7(12) C3-4
23. X7-6 c4-3
24. X6/5 Tg-5
25. X6-5 Tg-6
26. X5-6 Tg.1
27. X6.6 Tg/1
28. X6/6, hoà.
Chủ giải :
(1) Đỏ không được chơi:
  • Νếu 1. X5-8?? C6-5 2. Tg-4 S4/5 3. X8-2 C7-6 4. X8.6 M7/6, Đen thắng.
  • Nếu 1. C5-6?? M7.5! (2. X5.1?? Tg-6, Đen thắng) 2. C6.1 C7-6 3. X5-8 C4-5 4. Tg-6 M5.3 5. X8-7 C5.1 6. Tg.1 Ct-5 7. Tg.1 C6.1. Đen thắng.
(2) Đỏ phải hi sinh Chốt, nếu như 5. X3/5?? C6.1 6. C5.1 Tg/1 7. C5.1 S6.5, Đen thắng.
(3) Đen còn 2 nước biến khác đều thua:
Một là 6… C7–8 7. X3-5 Tg–6 8. X5–4 Tg-5 9. X4.5 C1.1 10. X4/5 C8.1 11. C7.1 C8-7 12. C7.1 C7.1 13. X4-3 C1.1 14. C7.1 C1-2 15. C7-6, Đỏ thắng.
Hai là 6… Tg/1 7.C7.1 C1.1 8. C7.1 S6.5 9. X3.5 S5/6 10. X3/6 C1.1 11. C7.1 C1-2 12. C7.1 C2-3 13. C7.1 S6.5 14. C7-6, Đỏ thắng.
(4) Quyền Bách cuộc tượng kỳ phổ chỉ nước đi sai lầm dẫn đến hòa, 7. X3-5?? Tg-6 8.X5–4 Tg-5 9. X4.5 C1.1 10. X4/5 C1.1 11. X4-5 Tg-6 12. X5/1 C1-2 13. X5-3 C2.1 14. X3/1 C2.1 15. X3-4 Tg–5 16. X4/1 C5–6 17. Tg.1, hòa. Như vậy chơi 7. X3−5 làm Đỏ chậm, mất nước thắng.
(5) Cũng vẫn thua nếu đổi lại 7… Tg–6 8.X3/1 S6.5 9. C7.1 S5.6 10. X3-4 C1.1 11. C7.1 C1.1 12. C7.1, Đỏ thắng.
(6) Sai lầm, nếu 1… C4–5?? 2. Tg–6 S4/5 3. X2 – 8 S5/4 4. X8.7, Đỏ thắng.
(7) Đỏ coi chừng 6. X4/2?? T7.5 7. C7.1 C1.1 8. X4-5 C1.1 9. X5.1 C1-2 10. C7.1 C2-3 11. C7.1 C3.1 12. X5/5 C3.1. Đen thắng.
(8) Đen có thể chơi 6… C1.1 7. C7.1 C1.1 8. C7.1 C1-2 9. C7.1 S5.6 10. C5.1 S6/5 11. X4/2 C2.1 12. X4-5 C2.1 13. C7-6 Tg-6 14. C6.1 S5.6 15. X5-4 Tg.1 16. X4/4 C2.1 17. X4/1 C5-6 18. Tg.1, hòa
(9) Đen cẩn thận kẻo sai lầm 8… T7.5?? 9. X4–5 C1.1 10. X5.1 C1.1 11. C7.1 C-2 12. C7.1 C2-3 13. C7.1 C3.1 14. C7.1 Tg-6 15. C7-6 S5/4 16. X5/5 C3-4 17. X5-1 C4-5 18. X1-2 C5-4 19. X2.7 Tg.1 20. X2/6, Đỏ thắng.
(10) Đỏ sai lầm, nếu 14. C6.1?? S5.6 15. X5–4 Tg.1 16. X4/4 C3-4 17. X4-5 Tg/1 18. X5-4 C4.1. Đen thắng.
(11) Cũng vẫn sai lầm nếu lại chơi 15. C6.1?? S5.6! 16. X4-5 Tg-6 17. X5-4 Tg.1 18. X4/4 C3-4. Đen thắng.
(12) Lại một cái bẫy, nếu Đỏ chơi 22. X5/5? C3–4 23. X5−1 Tg-5 24. X1-5 Tg–4. Đen thắng.

Thế cờ Khưu Dẫn Hàng Long – Hòa

Tứ đại danh cục: Khưu dẫn hàng long

Đây cũng là một trong Tứ đại danh cục, từng làm đau đầu nhiều danh thủ. Nguyên đăng trong Bách cuộc tượng kỳ phổ. Sau Trúc hương trai có in lại (tập 3, thế số 35) với tên gọi Xích dẫn hàng long và giản lược 3 nước đi đầu, hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến những diễn biến tiếp sau.
Thế cờ này không có đòn phối hợp gì ngoạn mục nhưng có nhiều nước điều quân của cả hai bên rất tế nhị, phức tạp. Bên Đen có 3 Chốt ưu thế hơn thường giương nhiều bẫy để dụ đối phương. Bên Đỏ có 2 Xe, 1 Chốt phải cầu hòa, đúng như tên gọi Khưu dẫn hàng long (con trùng nhỏ mà khuất phục được con rồng). Để dễ trình bày và dễ tiếp thu, xin chia diễn biến thế cờ thành 5 giai đoạn.
1. Giai đoạn 1: coi như những nước đi bắt buộc của cả hai bên.
1. X7.4 C4-5
2. X7-4 T3/5
3. C1.1 C3.1
4. C1.1 C3.1
5. C1-2 T5/7
6. C2-3 C3-4
7. C3-4 (1) S5/6 (2)
8.C4-5 S4.5
9. C5.1 C4-5 (3)
10. X4.1 C5.1
11. C5-4 C5.1
12. X4/1 Tg-4
13. X1-2 (4).
Thế cờ đến đây, Đen có 3 cái bẫy có thể giăng ra, Đỏ cần phải hết sức chú ý.
2. Giai đoạn 2: Bên Đen chơi 13… S5.4 là một nước rất hiền lành nhưng thực chất là giương cái bẫy thứ nhất: 13… S5.6 14. C4–5(5) S4/5(6) 15.C5-4 (Trở lại thế cũ, sau nước 13. X1−2).
Cách giải thế cờ khưu dẫn hàng long
Chủ giải :
(1) Nếu Đỏ đảng trí hoặc quá háo thắng, chơi 7. C3.1?? thì S5.6 hăm 8… C5.1 thắng. Đỏ không đỡ được.
(2) Đen cũng phải chơi chính xác nước này. Nếu chủ quan đi: a) 7… C4-5?? 8. X4/1 C5.1 9. X4.1 S5.4 10. C4.1 S4.5 11. C4-5 C5.1 12 C5.1! Tg-4 13. C5-6 S5.4 14. X4.5 Tg.1 15. X1.8! S4/5 16. X1–3 C7.1 17. X3/8 S5/6 18. X3.2. Đỏ thắng.
Hoặc b) 7… S5.4?? 8. C4-5 S4.5 9. C5.1 Tg-4 10. C5-6 C4.1 11. C6.1 C4.1 12. C6-5!! T7.5 13. X4-6 S5.4 14. X6.3 Tg-5 15. X6-5 Tg-4 16. X5/6, Đỏ thắng.
(3) Nếu Đen nôn nóng tấn công sẽ sai lầm: 9… C4.1?? 10. C5-4 C4.1 11. C4.1 Tg-4 12. C4.1 C4.1 13. C4.1 Tg. 1 14. X4-6 S5.4 15. X1 8 Tg/1 16. X6.3, Đỏ thắng.
(4) Phải tranh thủ ra Xe lộ 2 sau này có điều kiện đánh trả đòn. Nếu ham chiếu, mất nước sẽ thua: 13. X4-6 S5.4! 14. X6-4 C5-4 15. C4.1 C4.1 16. C4-5 S4/5 17. C5.1 S6.5 18. X4-6 Tg-5 19. X6-4 C4.1 Đen thắng.
(5) Khi Đen chơi S5.4 để dụ Đỏ xuống Chốt hoặc Xe đi một nước “nhấp”, thì Đỏ đối phó chính xác là C4–5 để Xe bắt Sĩ dưới. Còn chấp nhận mắc bẫy thì: a) 14. C4.1?? S6.5 15. C4.1 C5-4 16. C4-5 S4/5 17. X4-6 Tg-5 18. X6-4. C4.1, Đen thắng. b) 14. X4/1?? C5-4 15. C4-5 S4/5 16. C5-4 C4.1 17. X4–6?? Tg—5 18. X6–4 C4.1, Đen thắng.
(6) Đen muốn tiếp tục gài các bẫy khác thì chơi S4/5, còn như chơi 14…56.5 rất dễ hòa. Diễn biến như sau: 14,..S6.5 15. C5–6 Cs—4 16. C6.1 C4.1 (hoặc 16…S5.4 17. X4.5 Tg.1 18. X2.8 S4/5 19. X2–3 C7.1 20.X3/8 S5/6 21. X3.2 C4.1 22. X3-5, hòa) 17. C6.1! (sai lầm nếu 17. C6–5?? C4.1 18. X4-6 S5.4 ! Đen thắng) 17… Tg.1 18. X4-6 S5.4 19. X6-4 S4/5 20. X4-6 S5.4 21. X6-4 Tg/1 22. X4.5 Tg.1 23. X4/5 Tg/1, hòa.
3. Giai đoạn 3: Sau khi Đỏ chơi 15. C5–4, thế cờ trở lại như sau khi Đỏ đi nước 13. X1−2. Giờ đây Đen giương cái bẫy thứ hai bằng 15…T7.5 (xem hình).
Diễn biến như sau :
15…T7.5
16. X4-6(8) S5.4
17. X6-4 S4/5(9)
18. X4-6 S5.4
19. X6-4 T5/7
20. C4-5! S4/5
21 C5-4 T7.5
22. X4-6 S5.4
23. X6-4 T5/7
24. C4-5 S4/5
25. C5–4 (Trở lại thế cờ cũ ở trên)
Ta thấy : khi Đen chơi T7.5 thì Đỏ chiếu Tướng, còn khi Đen chơi T5/7 thì Đỏ không bao giờ chiếu Tướng. Muốn hiểu rõ bẫy của Đen ra sao thì xem chú giải (8). Qua 10 nước đi, Đen lặp đi lặp lại cái bẫy này nhưng Đỏ đã tránh được.
4. Giai đoạn 4: Đen giương tiếp cái bẫy thứ 3 với nước : 25…T7.9! 26. X4/1(10) T9/7(11) 27.X4.1 T7.9 28.X4/1 Đen lặp đi lặp lại nước T7.9 nhưng Đỏ chơi nước “nhấp” để đối phó. Đỏ có thể chiếu Tướng cầu biến cũng được (xem kỹ chú giải (10)).
5. Giai đoạn 5: Đen chơi tiếp cái bẫy cuối cùng bằng 28…T9.7. Bay Tượng lên hà, thấy cũng chẳng có gì, thế mà nguy hiểm vô cùng:
28…T9.7 29. C4.1(12) S5.6 30. X4.4 S6.5 31. X4/4 C5-4(13) 32. X4-6(14) S5.4 33. X6-4 S4/5 34. X4-6 S5.4 35. X6-4 S4/5, hòa.
Như vậy Đen chơi cái bẫy cuối cùng bằng bay Tượng lên hà, Đỏ đối phó bằng C4.1! rất chính xác. Nếu đi các nước khác coi chừng mắc bẫy (xem chủ giải số (12) cho kỹ).
Bài học kinh nghiệm: Có thể rút ra các kết luận về cách đối phó của hai bên như sau:
-Khi Đen chơi S5.4 thì bắt buộc Đỏ phải đi C4–5 để Xe bắt Sĩ dưới chú không được xuống Chốt hoặc đi nước nhấp.
-Khi Tướng Đen đã ra lộ 4, tức là đứng ngoài thì Đỏ phải xem Tượng Đen ở đâu. Nếu Tượng Đen nằm ở dưới thì không được chiếu Tướng, còn nếu Tượng đã đi T7.5 (hoặc T7.9) thì Đỏ bắt buộc phải chiếu Tướng.
– Khi Đen bay Tượng lên hà hoặc chơi liều lĩnh Tướng tấn 1 (Tg4.1) thì bắt buộc: Đỏ phải xuống Chốt phá Sĩ.
Đối với bên Đen cần nhớ: Khi Tướng Đen đứng ở giữa thì không được đi T7.5 hoặc T7.9 vì Đỏ sẽ tiến Chốtt đánh thắng hoặc cầu hòa dễ. Do đó Tướng Đen nên đứng ở ngoài (Tg–4) an toàn hon.
– Chỉ chơi nước Cs-4 khi nào thấy Tướng an toàn ở cả 2 trục lộ 4 và 6. Nếu liều lĩnh Đen cũng bị phản đòn.
Chú giải:
(8) Đỏ bắt buộc phải chiếu để rồi trở qua lộ 4 dòm ngó Sĩ dưới của Đen. Nếu đi nước khác coi chừng mắc bẫy như :
a) Nếu 16. C4.1?? S5.6 17. X4.3 S6.5 18. X4.1 Cs -4 19. X2.9 (như 19. X4/6 C4-3! 20 X4.6 C3.1 21. X2.9 Tg.1 22. X2/9 T5.7! 29. X4/4 C3—4 24. X4-6 S5.4 25 X6-4 C7.1! 26. X2-3 C4.1, thắng).
19… Tg.1 20. X2-3? C7-6 21. X4/7 C5-6 22. Tg.1 T5/7, Đen thắng.
b) Nếu 16. X4.1?? Cs–4 17. C4.1 S5.6 18. X4.2 S6.5 19. X4/3 T5/7 rồi 20… C4.1, Đen thắng.
c) Nếu 16. C4-5 ?? T5.7! 17. C5-4 C5-4 18. C4.1 C4.1 19. C4.1 S5.4 20. C4.1 C7.1!!  21. X2-3 C4.1 22. C4-5 Tg.1, Đen thắng.
(9) Đen ưu thế nhưng cũng phải cẩn thận! Lui Sĩ về để xem Đỏ biết tránh bẫy không. Nếu Đỏ biết thì Đỏ phải chiếu Tướng rồi X6–4. Bây giờ Đen thối Tượng về để gài bẫy khác (Xem nước 19…T5/7 ở diễn biến sau). Còn như chủ quan tấn công: 12.. Cs-4 18 C4-5 C4.1 19. C5.1 S4/5 20.C5.1 S6.5 21. X2.9 Tg.1 22. X2-3, Đỏ thắng.
(10) Đen bay tượng biên là một nước dụ, do đó Đỏ chơi X4/1 là một nước nhấp đợi chờ. Nhưng Đỏ còn 1 khả năng khác để đánh hòa là 26. X4–-6 S5.4 27. X6–4 (Bây giờ nếu Đen chơi 27… S4/5 thì lại 28. X4-6 S5.4 29. X6-4, hòa). Còn Đen chơi:
a) Nếu 27… Cs-4 28. C4-5 S4/5 29. C5.1 T9/7 30. C5-4! S5.4! (như 30… C4.1 31. C4.1 C4.1 32. X4-6 Tg-5 32. C4.1 S5/6 34. X6-5 rồi bắt Chốt giữa, thắng). 31. C4-5 S4/5 32. C5—4 hòa.
b) Nếu 27… T9.7?? 28. C4.1  C5-4 29. C4-5 T7/5 ?? 30. X4.5 Tg.1 31. X4/3 S4/5 32. X4-6 S5.4 33.X2.8 Tg/1 34. X6.1 Tg-5 35. X6-5 Tg-4 36. X5/6, Đỏ thắng.
Nhưng Đen có thể chơi hòa bằng cách: 27… T9.7?? 28. C4.1 C5-4 29. C4-5 S4/5! 30. X4-6 S5.4! (như Tg-5 31. C5.1. thắng) 31. X6-4 S4/5 32. C5.1 S6.5 33. X4-6 S5.4 34. X6-4 S4/5. hòa.
(11) Đen không thể nôn nóng chơi các biến:
 a) Như 26… Cs-4?? 27. C4.1 C4.1 28. C4.1 C4.1 29. X4-6 Tg-5 30. C4.1 S5/6 31. X6-5 Tg-4 32. X5/2, Đỏ thắng.
b) Như 26… Tg-5?? 27. C4.1 S5.6 28. X4.4 S6.5 29. X2.9 S5/6 30. X4.2 đánh song Xe thắng.
c) Như 26… S5.4?? 27. C4.1 S6.5 28. C4-5 T9/7 29. C5-6 C5- 30. C6-5 T7.5 31. X2.9 S5/6 32. X2-4 Tg.1 33. X6-3. Đỏ thắng.
d) Đen chỉ có thể chơi T9.7 hoặc T9/7. Nước T9.7 là một cái bẫy cuối cùng (xem giai đoạn 5 sẽ rõ).
(12) Khi Tượng Đen lên hà bắt buộc Đỏ phải xuống Chốt, nếu chơi nước nhấp coi như bị sa bẫy: 29. X4.1?? C5-4 30. C4.1 C4.1 31. C4.1 S5.4 32. C4.1 C7.1! 33. X2-3 C4.1 34. C4-5 Tg.1 35. X4.4 S4/5. Đen thắng.
(13) Nếu như 31…Tg.1 32. X4-6 S5.4 33. X6-4 S4/5 34. X4-6 S5.4 35. X6-4 S4/5, hòa.
(14) Đỏ phải thận trọng chấp nhận hòa. Nếu chủ quan chơi 32. X2.9?? Tg.1 33. X2/9 C4.1 34. X4-6 S5.4 35. X6–4 C7.1! 36 X2–3 C4.1. Đến đây đúng là con trùng nhỏ khuất phục con rồng to.

Thế cờ Đại xa mã – Đỏ tử

Tứ đại danh cục: Thế cờ Đại xa mã và cách giải

Trong Bách cuộc tượng kỳ phổ gọi đây là thế Dã mã thao điền nhưng trong Trúc hương trai và nhiều tài liệu khác đều gọi là Đại Xa Mã. Thế này cũng nổi tiếng trong làng cờ từ trên 100 năm qua khiến các danh thủ thi nhau nghiên cứu và khám phá nhiều điều mới lạ. Tất cả sách vở xuất bản trước kia đều cho đây là văn cờ hòa, kể cả các quyển Trúc hương trai, Bách cuộcTu chính bách cuộc. Thế nhưng những khám phá sau này đã chứng minh đây là 1 ván cờ tử.
Cách giải cũ: (có nhiều sai lầm):
1. X2.4(1) T5/7
2 X2-3 S5/6
3. M3.4 Tg.1
4. M4/6 Tg-4
5. X3/1 S4.5
6. M6.4 Tg.1
7. M4/5 Tg/1
8. M5.7 Tg/1
9. X1-6 Tg-5
10. T5/7 X2-3
11. T7/9(2) C5-4
12. Tg-5 X3-5
13. Tg–4 Ct-5
14. X6-4 X5-9??
15. X3/8 C4.1
16, M7/5 X9.1 (4)
17. M5.6 Tg-4
18. M6/8 X9-4
19. X3.1 Tg-5
20. M8.7 X4/6
21. X4-6 X4-3
22. X6/4 C5-4
23. X3-6 hòa
Chú giải:
(1) Cũng có thể chơi 1. X1.4. hoàn toàn không ảnh hưởng đến các diễn biến tiếp sau.
(2) Sai lầm nếu như 19. T7.9?? X3.2! 12. X6/3 X3-2 13. T7/5 C5–4 14 X6/1 X2.1. Đen thắng.
(3) Chính xác! Nếu như chơi 13… X5-6 thì 14. Tg–5 X6–9. Đến đây Đỏ có 2 khả năng đối phó:
a) Một là: 15. X3–4 X9.2! (như 15 … X9.3 16. X4/8 C4.1 17. Tg.1 X9-6 18. X6/3 X6-5 19. Tg-6 C4-3 20. T9/7 X5-3 21. M7/5, hòa) 16. X6-5 X9.1 17. X4/8 C4.1 18. Tg.1 X9–6 19. X5–6 X6-9 20. Tg-4 X9/1. Đen còn chủ động uy hiếp, Đỏ khó thủ hòa.
b) Hai là: 15. X3/8 X9-5 16. Tg–4 C4-5 17. M7/5! C41 18. X6/4 C5-4 19. X3.1 C4-5 20. T7.5! X5.1 21. M5/6 C5.1 22. Tg.1 X5/1 23. X3.1 X5-4 24. X3-5, hòa.
(4) Từ nước 14. Đen sai lầm nghiêm trọng nên diễn biến cuối cùng hòa. Do đó các chú giải từ nước thứ 15 trở đi chỉ có giá trị tham khảo cho vui để thấy thể cờ rất phức tạp. Chỗ này Đen còn 2 nước biến :
a) Như 16… C4.1 17. M5.4 S5.6 18. X4-5 S6/5 19. X5/4 X9-6 20. X5-4 C4-5 21. Tg-5 X6.2, hòa.
b) Như 16… Tg-4 17. M5/4 X9.2 18. M4/3 Tg-5 19. X4-5 X9/3 20. M3.4 X9-6 21. X3.3. hòa.
Cách giải mới: Từ nước đầu tiên đến nước thứ 14 hoàn toàn giống với cách giải cũ, chỉ sửa lại nước đi của bên Đen :
14. …X5-8!
15. X3/8 C4.1
16. M7/5 T3.5 (1)
17. M5.6 (2) Tg-4
18. M6/8 T5.7!
19. M8/7 (3) C4.1
20. M7/6 X8.2
21. T7.5 Tg-5
22. C11 C5.1
23. M6/5 X8-5, Đen thắng.
Chú giải:
(1) Nếu vội chơi 16… C4.1 17. M5.4 S5.6 18. X4-5 S6/5 19. X5/4 X8-6 20. X5-4 C4-5 21. Tg-5 X6.2, hòa.
(2) Trường hợp chơi 17. M5.4 S5.6 18. X4.2 S6.5 19. X4.1 Tg-4 20. X4/2 C4.1, Đen thắng.
(3) Đỏ còn 2 khả năng khác là:
a) Như 19. X4-6 S4.5 20. X6.2 Tg-5 21. M8.7 Tg.1 22. X6-4 C5.1 23. Tg.1 C4-5 rồi X8.1, Đen thắng.
b) Như 19. M8.7 Tg.1. Đỏ không làm được gì. Đen thắng với nước 20…C4.1.
Thông tin thêm:
Những người bày cờ cũng như các danh thủ thấy rằng sở dĩ Đỏ thua là vì có con Chốt biên cản đường phản công của Xe Đỏ. Vì vậy họ bày lại thế Đại xa mã với trường hợp Đỏ không có Chốt biên. Thế cờ trở nên vô cùng phức tạp, cả hai bên có nhiều nước biến hóa khôn lường. Từ 30 năm qua, đây là một thế cờ làm đau đầu nhiều cao thủ. Ngay kỳ vương Lý Chỉ Hải nghiên cứu thế cờ này cũng nhìn nhận : “Hai bên chiến đấu rất căng thẳng, quyết liệt. Nhiều tình huống hiểm nguy cho cả hai, nhiều nước biến phức tạp, cao siêu kỳ diệu. Nếu tính cả những nước biến vụng về, yếu kém thì có trên trăm biến…”
Meomeotech.com vừa giới thiệu cho các bạn về Tứ đại danh cục trong cờ tướng và cách giải các biến chính. Đây là các thế cờ giang hồ nổi tiếng với phiên bản gốc. Ngoài ra các thế cờ này còn có rất nhiều phiên bản lai tạo, thêm thắt càng làm tăng thêm sự đa dạng và phức tạp. Lời giải trên đây chỉ nêu ra các biến chính của ván cờ, nếu có gì sai sót mong các bạn phản hồi dưới bình luận.
5 1 Bình chọn
Đánh giá bài viết
Đọc thêm bài viết khác trong chủ đề Chủ đề Cờ Tướng<< Phân loại cờ tàn nghệ thuật (cờ thế) trong cờ tướngLợi ích khi chơi cờ thế (cờ tàn nghệ thuật) trong cờ tướng >>
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo
guest

0 Góp ý
Những phản hồi nội tuyến
Xem tất cả comment