Đổ nước vào dầu sôi? Tại sao dùng nước lại không thể dập lửa trong trường hợp này?

Đổ nước vào dầu đang sôi – một hình ảnh có thể khiến ai cũng nghĩ rằng nước sẽ là lựa chọn tốt để dập lửa. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Trong trường hợp này, việc sử dụng nước không chỉ không thể dập tắt ngọn lửa, mà còn có thể gây ra một hiện tượng đáng sợ – ngọn lửa bùng nổ khủng khiếp. Vậy tại sao dùng nước lại không hiệu quả và nguy hiểm đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân sau đây.

Video thí nghiệm đổ nước vào dầu đang sôi

Các loại dầu ăn thông thường có nhiệt độ sôi rơi vào khoảng 200 đến 300°C. Trong khi đó, nhiệt độ sôi của nước chỉ 100°C, tức là nhỏ hơn từ 2 đến 3 lần so với dầu. Vậy việc đổ nước vào dầu đang sôi sẽ khiến nước ngay lập tức chuyển hóa hơi, chuyển từ dạng lỏng sang thể khí.

Nếu lượng nước đổ vào chỉ là một vài giọt, nước sẽ hóa hơi ngay lập tức, hoặc sẽ “nổi bập bềnh” nhờ vào hiệu ứng Leidenfrost (một phần nước hóa hơi tạo thành một lớp cách nhiệt bảo vệ nước).

Tại sao không nên đổ nước vào dầu sôi - Hiệu ứng Leidenfrost
Hiệu ứng Leidenfrost

Tuy nhiên, nếu một lượng lớn nước đổ vào dầu như trong thí nghiệm trên, sẽ không có làn hơi nào đủ để bảo vệ nước cả. Nước sẽ chìm xuống dưới (do nước nặng hơn dầu), đồng thời ngay lập tức hóa hơi, kéo theo đó là sự tăng đột ngột của thể tích và áp suất. Quá trình sẽ khiến toàn bộ khối chất lỏng bùng nổ, dầu văng khắp nơi cực kỳ nguy hiểm.

Đọc thêm: Ấn độ loại bỏ Thuyết tiến hóa – Nguyên nhân do xung đột văn hóa và tôn giáo

5 1 Bình chọn
Đánh giá bài viết
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo
guest

0 Góp ý
Những phản hồi nội tuyến
Xem tất cả comment