Top 10 quốc gia nghèo nhất Châu Á. Việt Nam nằm thứ mấy?

8. Pakistan - Top 10 quốc gia nghèo nhất Châu Á. Việt Nam nằm thứ mấy(1)

Châu Á, vùng lãnh thổ rộng lớn với đa dạng nền văn hóa và kinh tế, nơi có những quốc gia với nền kinh tế phát triển đáng kể. Tuy nhiên, trong bức tranh đó, vẫn tồn tại những quốc gia đang phải đối diện với tình trạng nghèo đói và khó khăn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ điểm qua danh sách “Top 10 quốc gia nghèo nhất Châu Á,” những quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức khó khăn về kinh tế, xã hội và chính trị. Liệu trong danh sách này Việt Nam nằm thứ mấy?

Đọc thêm:  Top 11 những địa điểm bí ẩn bị làm mờ trên Google Maps, điều gì đang bị che giấu?

10. Bangladesh

10. Bangladesh - Top 10 quốc gia nghèo nhất Châu Á. Việt Nam nằm thứ mấy (1)

  • GDP bình quân đầu người: 5.911 USD/người.
  • GDP danh nghĩa: 416 tỷ USD.
  • Xếp hạng 35 thế giới.
  • Dân số: 164.689.383 người.

Bangladesh, tên chính thức Cộng hòa Nhân dân Bangladesh, là một nước ở khu vực Nam Á. Nước này bị Ấn Độ bao quanh tứ phía trừ một đoạn biên giới nhỏ với Myanmar ở Đông Nam và vịnh Bengan ở phía Nam. Đây là quốc gia có cộng đồng Hồi giáo đứng thứ 3 trên thế giới. Bangladesh vẫn là một trong các nước nghèo nhất châu á dù có những nỗ lực trong nước và quốc tế nhằm cải thiện triển vọng kinh tế và nhân khẩu.

Các cản trở phát triển bao gồm dân số quá đông đúc, các thiên tai như bão lụt và lốc xoáy thường xuyên xảy ra, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, quản lý yếu kém các cơ sở vật chất như đường sá, bến cảng lạc hậu, xuống cấp cùng với sự tăng trưởng nhanh lượng lao động vượt mức công việc làm, sử dụng không hiệu quả các nguồn năng lượng như khí tự nhiên dẫn đến nguồn cung không đủ, chậm áp dụng cải cách kinh tế, tranh giành chính trị và tham nhũng.

9. Palestine

9. Palestin - Top 10 quốc gia nghèo nhất Châu Á. Việt Nam nằm thứ mấy (6)9. Palestin - Top 10 quốc gia nghèo nhất Châu Á. Việt Nam nằm thứ mấy (7)
  • GDP bình quân đầu người: 5.643 USD/người.
  • GDP danh nghĩa: 18 tỷ USD.
  • Xếp hạng 121 thế giới.
  • Dân số: 5.101.414 người.

Nhà nước Palestine gọi tắc là Palestine là một quốc gia có chủ quyền về mặt pháp lý tại Trung Đông được đa số các nước thành viên của LHQ công nhận. kể từ năm 2012 thì có vị thế là nhà nước quan sát viên phi thành viên tại đây. Nền kinh tế của của Palestine phụ thuộc nhiều vào chính sách hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Hằng năm Palestine nhận viện trợ vào khoảng 900 triệu USD . Do Israel kiểm soát hầu hết các cửa khẩu và sử dụng phần lớn lao động Palestine, cùng với phong trào nổi dậy của người Palestine từ năm 2000 đã ảnh hưởng nặng nền đối với nền kinh tế.

Năm 2004 cộng đồng quốc tế trợ giúp khoảng 2 tỷ USD để cứu vãn nền kinh tế Palestine khỏi sụp đổ và cải thiện một số hoạt động tài chính của chính phủ. Sau cuộc chính biến ngày 14/6/2007, Mỹ, phương Tây và Israel đã thực hiện chính sách bao vây cấm vận đối với quốc gia này. Ngày 26/10/2007 Israel hạn chế cung cấp nhiên liệu và điện cho Palestine và hạn chế số người sang Israel làm việc, làm cho kinh tế Palestine tiếp tục lâm vào tình trạng khó khăn. Năm 2021 GDP của Palestine ước tính đạt 18 tỷ USD.

8. Pakistan

8. Pakistan - Top 10 quốc gia nghèo nhất Châu Á. Việt Nam nằm thứ mấy(2)

  • GDP bình quân đầu người: 5.232 USD/người.
  • GDP danh nghĩa: 346 tỷ USD.
  • Xếp hạng 42 thế giới.
  • Dân số: 220.892.340 người.
Hình ảnh một con đường nông thôn ở Pakistan – Một trong số các quốc gia nghèo nhất châu Á

Pakistan, tên chính thức là Cộng hòa Hồi giáo Pakistan, là một quốc gia ở Nam Á. Lịch sử Pakistan gắn liền với những giai đoạn bất ổn chính trị và quân sự. Là quốc gia đang phát triển phải đối mặt với các vấn đề về đói nghèo và mù chữ cao. Pakistan có số dân theo dòng hồi giáo Shia lớn thứ 2 thế giới. Pakistan là một thành viên của Khối thịnh vượng chung, các nền kinh tế Next Eleven và D8. Trong những thập kỷ trước nền kinh tế đã chịu ảnh hưởng do những biến động, thay đổi về chính trị. Dân số tăng nhanh do ảnh hưởng bởi Ấn Độ. Tuy nhiên, IMF đã đồng ý với những chính sách của chính phủ, cho phép nền kinh tế gia nhập thị trường thế giới, tạo động lực phục hồi trong cuối thập kỷ.

 

7. Kyrgyzstan

7. Kyrgyzstan - Top 10 quốc gia nghèo nhất Châu Á. Việt Nam nằm thứ mấy(2)

  • GDP bình quân đầu người: 4.813 USD/người.
  • GDP danh nghĩa: 8.5 tỷ USD.
  • Xếp hạng 153 thế giới.
  • Dân số: 6.524.195 người.

Kyrgyzstan là một quốc gia nằm ở khu vực Trung Á, phía Tây Bắc và Bắc giáp Kazaktan, phía Đông và nam giáp Trung quốc, phía Nam và Tây giáp Tajikistan và Uzbekistan. Hầu hết biên giới của Kyrgyzstan đều chạy dọc theo các đỉnh núi. Thủ đô Kyrgyzstan là Bishkek. Trên thực tế thì Kyrgyzstan có rất nhiều lợi thế để phát triển kinh tế. Cụ thể quốc gia này sở hữu nguồn tài nguyên kim loại dồi dào như vàng, đồng, uranium, thủy ngân, chì, sắt, chiếm 30% GDP; và tiềm năng du lịch và thủy điện lớn mới chỉ khai thác có 10%. Ngoài ra Kyrgyzstan còn có vị trí chiến lược và nằm trong hành lang trung chuyển giữa Trung Quốc, Nga và châu Âu, thuận lợi cho giao thương phát triển. Quốc gia này còn nhận được sự hỗ trợ tài chính từ các nhà tài trợ đa phương và song phương, đặc biệt là từ Trung Quốc. Một điểm mạnh nữa là Kyrgyzstan là thành viên của Liên minh Kinh tế Á Âu EEU và là thành viên sáng kiến vành đai và con đường BRI của Trung Quốc. Dù có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế như vậy nhưng kyrgyzstan vẫn nằm trong các quốc gia nghèo đói nhất của Châu Á và thế giới.

Theo The Borgen Project, tình trạng nghèo đói ở Kyrgyzstan có ba nguyên nhân chính đáng chú ý:

  1. Mất sự hỗ trợ từ Liên Xô: Trước đây, Kyrgyzstan có lợi từ sự hỗ trợ và cơ hội thị trường của Liên Xô và các quốc gia vệ tinh khác. Khi độc lập, quốc gia này mất đi mạng lưới an toàn này, dẫn đến thiếu cơ hội đầu tư và phát triển kinh tế.
  2. Phụ thuộc quá nhiều vào nông nghiệp: Mặc dù nông nghiệp là ngành sản xuất lớn nhất tại Kyrgyzstan, nhưng còn lạc hậu. Dân số ở nông thôn chiếm 2/3 tổng dân số quốc gia, nhưng người dân không được đào tạo đầy đủ về quản lý đất đai, chăn nuôi, thú y và kỹ thuật thu hái. Điều này làm giảm hiệu suất nông nghiệp.
  3. Thiếu nguồn tài chính và định chế tài chính yếu kém: Các tổ chức tài chính tại Kyrgyzstan vẫn đang phát triển mờ nhạt. Khả năng tiếp cận ngân hàng và cơ hội đầu tư bị hạn chế, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Ngoài ra, việc quản lý tài chính không hiệu quả và tình trạng tham nhũng cũng góp phần làm chậm tiến trình giảm nghèo và phát triển kinh tế.

Mặc dù đã đạt được một số bước tiến trong việc giảm tỷ lệ nghèo đói, Kyrgyzstan vẫn đối diện với những thách thức về ổn định kinh tế và chính trị, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững và giảm nghèo tại quốc gia Trung Á này.

Một đoạn đường nông thôn ở Kyrgyzstan

6. Cambodia

6. Cambodia - Top 10 quốc gia nghèo nhất Châu Á. Việt Nam nằm thứ mấy(12)

  • GDP bình quân đầu người: 4.355 USD/người.
  • GDP danh nghĩa: 26 tỷ USD.
  • Xếp hạng 108 thế giới.
  • Dân số: 16.718.965 người.

Cambodia là đất nước giáp với Việt Nam ở phía Đông lẫn phía Nam. Đất nước này còn được biết đến đến với một nền văn hóa truyền thống cổ đại cùng với những khu di tích lịch sử tuyệt vời. Vương quốc Cambodia đã bị tàn phá gần như hoàn toàn sau thời kỳ pol pot kherme đỏ. Thành phố lớn nhất Phnompenh phục hồi từ một thành phố chết không có bóng người và được khôi phục với vẻ huy hoàng như ngày nay. Ảnh hưởng của chiến tranh nghiêm trọng hơn của Việt Nam nên cho đến nay nền kinh tế vẫn còn nhiều bất cập. Tình trạng tham nhũng lớn và quản lý đất nước lỏng lẻo khiến cho đất nước có nhiều điều cần được giải quyết. Sự phát triển của nền kinh tế Cambodia chậm lại một cách đáng kể trong thời kỳ 1997-1998 vì khủng hoảng kinh tế trong khu vực, bạo lực và xung đột chính trị. Đầu tư từ nước ngoài và du lịch giảm mạnh. Từ năm 1999, năm đầu tiên có hòa bình thực sự trong vòng 30 năm đã có những biến đổi trong nền kinh tế và tăng trưởng đạt được ở mức 5%.

Mặc dù đạt được tốc độ tăng trưởng như vậy nhưng sự phát triển dài hạn của nền kinh tế sau hàng chục năm chiến tranh vẫn là một thách thức to lớn. Dân cư thất học và thiếu các kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là ở các vùng nông thôn nghèo đói gần như chưa có điều kiện tối thiểu cần thiết về cơ sở hạ tầng. Sự lo ngại về bất ổn chính trị và tham nhũng trong một bộ phận chính quyền làm chán nản các nhà đầu tư nước ngoài và làm chậm trễ các khoản trợ giúp quốc tế. Chính quyền đang giải quyết các vấn đề này với sự hỗ trợ bởi các tổ chức song phương và đa phương. Cambodia bị Liên Hiệp Quốc xem là một trong những nước kém phát triển nhất tại châu Á do mức thu nhập thấp, nguồn lực nghèo nàn, và có nền kinh tế dễ bị tổn thương. Cư dân Campodia chủ yếu theo Phật giáo, người dân ở đây dễ thương và nồng nhiệt với những người khách nước ngoài khi đến quốc gia họ du lịch.

5. Myanmar

  • GDP bình quân đầu người: 4.033 USD/người.
  • GDP danh nghĩa: 65 tỷ USD.
  • Xếp hạng 90 thế giới.
  • Dân số: 54.409.800 người.

Myanmar là một quốc gia có diện tích lãnh thổ khá lớn tại khu vực Đông Nam Á nhưng Myanmar lại là một trong những nước nghèo nhất nhất Á. Với biệt danh là đất nước của những ngôi chùa, ở bất cứ đâu ở Myanmar bạn cũng có thể thấy chùa chiềng, đền tháp. Thế nhưng nền kinh tế Myanmar được đánh giá là 1 trong những nền kinh tế kém phát triển nhất thế giới và trong khu vực. Đất nước này đã phải chịu hàng thập kỷ trì trệ do quản lý yếu kém và cấm vận quốc tế. Sau khi một chính phủ lưỡng viện được thành lập vào năm 1948, thủ tướng U Nu đã nỗ lực biến Miến Điện thành một quốc gia thịnh vượng. Chính quyền của ông đã thông qua kế hoạch kinh tế 2 năm. Tuy nhiên kế hoạch của ông đã vướng nhiều sai lầm. Vụ đảo chính 1962, tiếp sau là một kế hoạch phát triển kinh tế được gọi là con đường miến điện tiến tới xã hội chủ nghĩa, một kế hoạch nhằm quốc hữu hóa mọi ngành nghề công nghiệp ngoại trừ nông nghiệp. Trong giai đoạn này chính phủ đã nới lỏng các hạn chế nhập khẩu và hủy bỏ thuế xuất khẩu.

5. Myanmar - Top 10 quốc gia nghèo nhất Châu Á. Việt Nam nằm thứ mấy (6)

Trong những năm gần đây cả Trung Quốc và Ấn Độ đều nỗ lực phát triển mối quan hệ với quốc gia này vì mục tiêu phát triển kinh tế. Tuy nhiên nhiều quốc gia khác trong đó có cả Hoa Kỳ, Canada và Liên Minh Châu Âu đã đặt lệnh cấm vận thương mại và đầu tư đối với quốc gia này. Đầu tư nước ngoài chủ yếu từ Trung Quốc, Singapore, Hàn quốc, Ấn độ và Thái lan. Myanmar hứa hẹn sẽ là trung tâm thương mại kết nối Đông Nam Á với biển Đông và Ấn Độ dương, tiếp nhận hàng hóa từ Trung Đông, châu Âu và châu Phi thông qua biển Andaman , thúc đẩy sự phát triển của khu vực ASIAN.

5. Myanmar - Top 10 quốc gia nghèo nhất Châu Á. Việt Nam nằm thứ mấy (1)

4. Đông Timor

Dong Timor - Top 10 quốc gia nghèo nhất Châu Á. Việt Nam nằm thứ mấy(5)

  • GDP bình quân đầu người: 4.021 USD/người.
  • GDP danh nghĩa: 1.9 tỷ USD.
  • Xếp hạng 183 thế giới.
  • Dân số: 1.318.445 người.

Đông Timor (Timor-Leste) tên chính thức là Cộng hòa Dân chủ Đông Timor, là một quốc gia khu vực Đông Nam Á bao gồm nửa phía Đông của đảo Timor và những đảo lân cận gồm Atauro, Jaco và Oecussi-Ambeno (một phần phía tây bắc đảo Timor, nằm trong Tây Timor của Indonesia). Đông Timor là một đất nước nhỏ bé với 15.410 km², cách thành phố Darwin, Úc khoảng 640 km về phía tây bắc.

Bị thực dân Bồ Đào Nha đô hộ vào thế kỷ XVI, Đông Timor được biết đến với tên gọi Timor thuộc Bồ Đào Nha trong hàng thế kỷ. Nước này bị xâm lăng và chiếm đóng bởi Indonesia vào năm 1975 và trở thành tỉnh thứ 27 của Indonesia một năm sau đó. Sau cuộc bỏ phiếu để tự quyết định số phận đất nước do Liên Hợp Quốc tài trợ vào năm 1999, Indonesia rút khỏi lãnh thổ và Đông Timor trở thành quốc gia có chủ quyền được thành lập đầu tiên trong thế kỷ XXI và thiên niên kỷ thứ 3 vào ngày 20 tháng 5 năm 2002. Cùng với Philippines, Đông Timor là một trong hai nước ở châu Á có đa số người dân theo Công giáo.

Trước và trong thời kì thực dân, Đông Timor nổi tiếng nhất về gỗ đàn hương. Năm 2007 một vụ mất mùa khiến nhiều người chết ở nhiều vùng thuộc Timor-Leste. Tháng 11 năm 2007, mười một khu vực vẫn cần sự trợ giúp lương thực quốc tế. Đông Timor cũng có một ngành công nghiệp cà phê lớn và giàu tiềm năng, nước này bán cà phê cho nhiều nhà bán lẻ Fair Trade và trên thị trường tự do. Tính đến năm 2016, GDP của Đông Timor đạt 2.501 USD, đứng thứ 163 thế giới, đứng thứ 43 châu Á và đứng thứ 11 Đông Nam Á.

3. Tajikistan

3. Tajikistan Top 10 quốc gia nghèo nhất Châu Á. Việt Nam nằm thứ mấy (2)

  • GDP bình quân đầu người: 3.903 USD/người.
  • GDP danh nghĩa: 8.7 tỷ USD.
  • Xếp hạng 153 thế giới.
  • Dân số: 9.537.645 người.

Cộng hòa Tajikistan là một quốc gia ở vùng Trung Á. Tajikistan giáp với Afghanistan về phía nam, Uzbekistan về phía tây, Kyrgyzstan về phía bắc và Trung Quốc về phía đông. Trước khi Liên Xô tan rã, Tajikistan là một trong 15 nước cộng hòa của đất nước rộng nhất thế giới này, khi đó Tajikistan được gọi là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Tajikistan.

Vùng đất Tajikistan là một đất nước nghèo nhất nhì khu vực Trung Á. Ở nơi đây có hơn 90% địa hình là cao nguyên và đồi núi nên cuộc sống vô cùng khô cằn và khó khăn. Chính vì vậy mà thủ phủ nông nghiệp và công nghiệp của đất nước này cũng không thể phát triển vì phải chịu nhiều hạn chế về địa hình đồi núi khó khăn. Bên cạnh đó khu vực Trung Đông cũng thường xuyên xảy ra chiến tranh. Không khí ảm đạm và bình dị bao trùm khắp quốc gia này.

Ngày 21/8/2011, Hội Chữ thập đỏ Quốc tế thông báo rằng một nạn đói đang hoành hành tại Tajikistan và kêu gọi trợ giúp quốc tế cho Tajikistan và Uzbekistan. Sau chiến tranh, kinh tế Tajikistan dần ổn định. Theo dữ liệu ngân hàng thế giới, GDP của Tajikistan tăng trưởng ở mức trung bình 9.6% trong giai đoạn từ năm 2000-2004. Tốc độ tăng trưởng này giúp cải thiện đáng kể tình trạng của Tajikistan so với các quốc gia Trung Á khác như Turkmenistan và Uzbekistan.

2. Nepal

2. Nepal Top 10 quốc gia nghèo nhất Châu Á. Việt Nam nằm thứ mấy(4)

  • GDP bình quân đầu người: 3.832 USD/người.
  • GDP danh nghĩa: 36 tỷ USD.
  • Xếp hạng 102 thế giới.
  • Dân số: 29.136.808 người.

Nepal tên chính thức là nước Cộng hoà Dân chủ Liên bang Nepal, là một quốc gia nằm kín trong lục địa, giáp với Trung Quốc về phía bắc, giáp với Ấn Độ về phía nam, đông và tây.

Nepal gia nhập Liên Hợp Quốc vào năm 1955, ký kết các hiệp định hữu nghị với Ấn Độ vào năm 1950 và với Trung Quốc vào năm 1960. Nepal là thành viên của Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu vực (SAARC), Phong trào không liên kết và Sáng kiến Vịnh Bengal. Nepal nổi tiếng với lịch sử các binh sĩ Gurkha, đặc biệt là trong hai thế chiến, và có đóng góp quan trọng trong các hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc.

Là một quốc gia nằm trong danh sách nghèo nhất Châu Á, Nepal với vị trí nằm kín trong lục địa và tình trạng lạc hậu về kĩ thuật, cùng với nội chiến kéo dài đã ngăn cản khả năng phát triển của toàn bộ nền kinh tế Nepal. Đất nước này từng nhận được nhiều viện trợ nước ngoài từ Ấn Độ, Nhật Bản, Anh, Hoa Kì, Liên minh Châu Âu, Trung Quốc, Thụy Sĩ,…

Nguồn nhân lực Nepal khoảng 10 triệu người và đang gặp phải những vấn đề về lao động không có tay nghề. Trong đó nông nghiệp sử dụng 81% nguồn nhân lực, dịch vụ 16% và thủ công nghiệp 3%. Các vùng nông nghiệp chủ yếu tập trung ở vùng Terai giáp ấn độ với các sản phẩm gồm  trà, gạo, ngô, lúa mì, mía, các loại củ, sữa, và thịt trâu. Quốc gia này có tỷ lệ nghèo đói cao, nhưng tình hình đang dần được cải thiện. Chính phủ tuyên bố sẽ cố gắng đưa quốc gia thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2022.

Chùa ở Nepal

Một khu phố cổ ở Nepal

1. Afghanistan – Quốc gia nghèo nhất Châu Á

Afghanistan - Quốc gia nghèo nhất Châu Á (2)

  • GDP bình quân đầu người: 1.516 USD/người.
  • GDP danh nghĩa: 14 tỷ USD.
  • Xếp hạng 119 thế giới.
  • Dân số: 38.928.346 người.

Afghanistan - Quốc gia nghèo nhất Châu Á (3)

Afghanistan là một nước rất nghèo, luôn nằm trong danh sách các quốc gia nghèo đói và kém phát triển nhất thế giới. Đây là một quốc gia không giáp biển, có nhiều núi non và sa mạc, đồng thời cũng là nước sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới. Trước đại dịch Covid 19, ít nhất 54,5 % dân số Afghanistan đã sống dưới ngưỡng nghèo đói, 2/3 dân số nước này sống với mức chưa đến 2 đô la mỗi ngày (tương đương 45.000 VND).

Afghanistan - Quốc gia nghèo nhất Châu Á (7)

Nền kinh tế Afghanistan bị ảnh hưởng rất nhiều từ tình trạng bất ổn về chính trị và quân sự từ cuộc chiến tranh xâm lược của Xô Viết và rất nhiều cuộc xung đột tiếp sau đó. Ngoài ra tình trạng hạn hán nặng nề cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho đất nước này. Những năm gần đây do chính sách phát triển kinh tế và hỗ trợ quốc tế, nền kinh tế của nước này cũng dần tái khởi sắc.

Quốc gia nghèo nhất Châu Á bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và xung đột

Một trong những định hướng chính của việc khôi phục kinh tế hiện nay là hồi hương cho hơn 4 triệu người tị nạn từ các quốc gia và phương Tây, những người sẽ mang theo về nguồn nhân lực mới, mối quan hệ, tay nghề cũng như nguồn vốn cần thiết cho việc khởi động lại nền kinh tế. Chính phủ Afghanistan và các nhà tài trợ quốc tế dường như muốn chú trọng vào cải thiện các lĩnh vực nhu cầu then chốt, phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, nhà ở và cải cách kinh tế. Chính phủ trung ương cũng tập trung vào việc cải thiện tình trạng lỏng lẻo trong chi trả lương và chi tiêu công cộng. Việc tái thiết lĩnh vực tài chính dường như cần một thời gian lâu dài để đạt tới thành công. Hiện tiền có thể được chuyển ra vào đất nước thông qua các kênh ngân hàng chính thức.

Afghanistan - Quốc gia nghèo nhất Châu Á (5)

Điều tốt lành với Afghanistan là nước này có tiềm năng để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nghèo đói để trở thành một quốc gia ổn định. Nhiều bản báo cáo cho thấy đất nước sở hữu nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản quan trọng, có giá trị trên thị trường thế giới.

Afghanistan - Quốc gia nghèo nhất Châu Á (8)
Hạn hán ở quốc gia nghèo nhất châu Á

Afghanistan - Quốc gia nghèo nhất Châu Á (9)

Chúng ta có thể thấy có nhiều quốc gia nghèo đói ở Châu Á. Điểm chung giữa các quốc gia này là chiến tranh, sự bất ổn về chính trị và tôn giáo. Việt Nam có lợi thế lớn hơn các quốc gia này ở trên là chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi và tài nguyên đa dạng. Huy vọng trong thời gian tới các quốc gia châu Á có bước đột phá trong nền kinh tế của mình để cuộc sống của người dân ngày càng tốt hơn nữa.

Đọc thêm: Chuyến du hành khám phá các vì sao trong Hệ Mặt Trời

0 0 Những bình chọn
Đánh giá bài viết
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo
guest

0 Góp ý
Những phản hồi nội tuyến
Xem tất cả comment